Thương chiến không thể cản bước các tỷ phú Trung Quốc!

15/10/2019 20:30
15-10-2019 20:30:00+07:00

Thương chiến không thể cản bước các tỷ phú Trung Quốc!

Một cuộc khảo sát công bố vào hôm thứ Năm vừa qua cho thấy các doanh nhân giàu nhất Trung Quốc trở nên giàu hơn trong năm 2019, bất chấp cuộc chiến thuế quan với Washington và suy thoái kinh tế.

Jack Ma

Tài sản ròng trung bình của 1,800 người giàu nhất Trung Quốc đã tăng 10% so với năm 2018 lên 1.4 tỷ USD, theo báo cáo của Hurun, tạp chí thường có những thống kê về tài sản của dân giàu nước này.

Jack Ma, người đã rút lui khỏi vị trí chủ tịch của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba vào tháng trước, lần thứ hai được xếp ở vị trí số 1, với tài sản ròng 39 tỷ USD. Ma Huateng, CEO của Tencent, một công ty trò chơi và truyền thông xã hội, đứng thứ hai với 37 tỷ USD, tăng 8% so với năm ngoái.

Kết quả trên phản ánh tầm quan trọng của thị trường tiêu dùng Trung Quốc tại thời điểm những đợt tăng thuế của Mỹ “vùi dập” ngành sản xuất theo định hướng xuất khẩu của nước này.

Số lượng doanh nhân trong danh sách này đến từ các ngành thực phẩm, dược phẩm và công nghệ tăng, trong khi những người đến từ lĩnh vực sản xuất giảm.

"Của cải đang tập trung vào tay những người có khả năng thích ứng với nền kinh tế kỹ thuật số", Rupert Hoogewerf, người sáng lập và cũng là nhà nghiên cứu chính của Hurun, cho biết.

Trái ngược với Mỹ và châu Âu, nơi thứ hạng của những người giàu nhất bị thống trị bởi nguồn tài sản thừa kế, hầu hết những người trong danh sách người giàu nhất Trung Quốc đều là tỷ phú tự thân.

Hoogewerf lưu ý khi cuộc khảo sát này bắt đầu vào hai thập kỷ trước, Trung Quốc đại lục không có tỷ phú USD nào.

Nhà phát triển bất động sản Xu Jiayin, người giữ vị trí số 1 năm 2017, đã tụt xuống vị trí thứ ba với 30 tỷ USD.

Vợ chồng Sun Piaoyang và Zhong Huijuan đứng thứ 5 với 25 tỷ USD sau khi công ty dược phẩm của họ, Hansoh, ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Các ông trùm dược phẩm chiếm 8% trong danh sách năm nay, gấp đôi 10 năm trước, theo Hurun.

Tài sản ròng của Ren Zhengfei, người sáng lập công ty sản xuất điện thoại thông minh Huawei, tăng 24% lên 3 tỷ USD, giúp ông tăng 36 bậc trong danh sách Hurun, lên vị trí thứ 162.

Các ngành công nghiệp tiêu dùng được hưởng lợi từ mức tăng 8.4% trong chi tiêu bán lẻ trong nửa đầu năm 2019, bất chấp tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua là 6.2%.

Qin Yinglin và Qian Ying, cặp vợ chồng sở hữu Muyuan Foods, một công ty chăn nuôi lợn, được hưởng lợi từ đợt bùng phát dịch sốt lợn châu Phi, khiến giá thịt lợn tăng vọt. Tài sản ròng của họ tăng gấp ba, lên 14 tỷ USD.

Danh sách những người giàu nhất Trung Quốc năm nay gồm 156 người dưới 40 tuổi, tăng 24 người so với năm ngoái.

Colin Huang, 39 tuổi, CEO công ty thương mại điện tử Pinduoduo, xếp thứ 7 với tài sản 19 tỷ USD chỉ sau bốn năm thành lập công ty.

"Chưa ai trên thế giới từng kiếm được nhiều như vậy từ hai bàn tay trắng trong một khoảng thời gian ngắn như thế”, Hoogewerf nói.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98