TP.HCM thành trung tâm tài chính: Không nhất thiết giống London hay New York

21/10/2019 14:55
21-10-2019 14:55:05+07:00

TP.HCM thành trung tâm tài chính: Không nhất thiết giống London hay New York

Nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM không đủ điều kiện và cũng không nhất thiết phải trở thành các trung tâm tài chính đã tồn tại trên thế giới như Thụy Sĩ, London, Tokyo, New York, Seoul… mà hướng tới mô hình tương lai, với hướng đi riêng.

* Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính: Cần được xem là chiến lược quốc gia

TP.HCM thành trung tâm tài chính: Không nhất thiết giống London hay New York - Ảnh 1.
Nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM cần phát triển mạnh các công cụ tài chính để trở thành trung tâm tài chính của VN, tạo nền tảng để mở rộng phát triển. Trong ảnh: giao dịch tại một ngân hàng ở TP.HCM - Ảnh: T.P.

Đặc biệt, cần tận dụng tốt cơ hội từ làn sóng công nghệ tài chính mang lại.

Trung tâm tài chính của tương lai

Ông Andrew Vallis, thành viên sáng lập Công ty đầu tư Blue HK Investments (Anh), cho biết các trung tâm tài chính là một mảng kinh tế khổng lồ, nên nhiều thành phố và nhiều quốc gia theo đuổi chiến lược phát triển này.

Ví dụ tại London, ngành tài chính và các ngành liên quan tuyển dụng tới 720.000 lao động. So với các trung tâm tài chính đã hiện hữu trên thế giới như Thụy Sĩ, New York, Hong Kong, Thượng Hải, Seoul, Singapore... thì TP.HCM có nhiều điểm yếu hơn, nhưng không phải quá trễ để nắm bắt cơ hội.

Ngành tài chính đang thay đổi nhanh chóng bởi làn sóng số hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ blockchain. TP.HCM cần định vị bản thân mình nhắm tới dịch vụ tài chính cho tương lai chứ không phải hiện tại và Singapore là hình mẫu mà TP.HCM nên học hỏi, chứ không phải các trung tâm tài chính của châu Âu.

Cách mà Singapore phát triển ngành tài chính (năm 1993 mới bắt đầu phôi thai) cũng có những sai lầm, nhưng họ đã xây dựng được trung tâm tài chính đẳng cấp thế giới. Do dân số chỉ có 6 triệu người, nên Singapore không thống trị được thị trường chứng khoán châu Á. Vì vậy, họ tập trung vào các ngành có thể đi đầu được như quản lý ngoại hối, quản lý tài khoản và các năm gần đây là fintech (công nghệ mới trong ngành tài chính).

Trong khi đó, lĩnh vực tài chính của VN vẫn chủ yếu là khối ngân hàng, cần phát triển mạnh hơn các công cụ tài chính khác, giúp tăng trưởng kinh tế nội địa của VN và thu hút vốn quốc tế.

Công nghệ đóng vai trò ngày một quan trọng hơn đối với lĩnh vực tài chính. VN có thể đi đầu ở một số mảng công nghệ, nhưng điều này liên quan đến giáo dục. So với Singapore, TP.HCM có lợi thế chi phí lao động thấp hơn 15 lần.

Ở giai đoạn này, TP.HCM không nhất thiết phải cạnh tranh với Singapore, mà phải dựa vào thế mạnh của mình. Ông Andrew Vallis cho rằng những mục tiêu ngắn hạn là phải tăng số lượng công ty cổ phần hóa lên sàn, tăng giá trị vốn hóa thị trường. Phát triển thị trường chứng khoán địa phương sẽ là điểm khởi đầu tốt cho phát triển ra quốc tế.

Cần chính sách cấp quốc gia

Theo TS Vũ Thành Tự Anh - giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright), quốc gia nào cũng muốn trở thành trung tâm tài chính thế giới nên TP.HCM sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong khi những trung tâm tài chính cũ đã khẳng định được vị thế trong thời gian dài.

Do đó, TP.HCM cần bắt đầu từ trung tâm tài chính của quốc gia rồi mở rộng ra. Trung tâm tài chính TP.HCM không thể là sự lặp lại của các mô hình đã có, mà phải tìm ra một thị trường ngách có sự khác biệt để phát triển. TP.HCM chỉ có thể thực hiện được khát vọng trở thành trung tâm tài chính nếu có sự ủng hộ và hậu thuẫn tối đa của Chính phủ. Đó phải là chính sách quốc gia.

TP phải đối mặt với các vấn đề cần giải quyết liên quan đến chính sách vĩ mô và khung khổ pháp lý, trong đó các luật liên quan như Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, từ đó mới giúp thị trường tiền tệ và thị trường vốn hoạt động hiệu quả, theo đúng chuẩn mực của các thị trường tài chính quốc tế.

TP cũng cần tính đến việc quy hoạch ngành tài chính theo hướng phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính, phát triển đa dạng và đồng bộ các thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright VN), cũng nhấn mạnh để TP.HCM thành trung tâm tài chính, điều quan trọng đầu tiên là TP phải có được lộ trình để tất cả hệ thống quy định cũng như tổng hợp hệ thống tài chính, từ giám sát ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm... đều phải được thực hiện theo đúng chuẩn mực quy định quốc tế.

Lãnh đạo TP cần đứng vai trò chủ tịch cho từng đề án phát triển "nhánh", thúc lộ trình chuyển đổi các định chế tài chính đang áp dụng tại TP nói riêng và VN nói chung đi vào quỹ đạo chuẩn quốc tế.

* Ông Patrick Tay (giám đốc tư vấn kinh tế và chính sách PwC tại Malaysia):

Tập trung vào những nhu cầu cụ thể

Dù còn khoảng cách khá xa so với các trung tâm tài chính đã định hình, nhưng TP.HCM không nên quá bi quan để đặt mục tiêu phát triển quá thấp. Tuy nhiên, cũng đừng cố gắng làm những việc bất hợp lý bởi thị trường tài chính rất phức tạp và đa dạng. Tại sao các bạn cần làm những việc như tạo ra thị trường vốn làm phim ở Việt Nam?

Thay vào đó hãy tập trung vào các nhu cầu cụ thể trong nước như vốn cho nông nghiệp, cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất phát triển và có nhu cầu thực sự. Tập trung vào mảng quan trọng nhất với người dân và doanh nghiệp địa phương trước để xây dựng các dịch vụ hỗ trợ, rồi dần phát triển lên thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

* Ông Phạm Xuân Hòe (phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng):

3 vấn đề lớn cần giải quyết

qd_phamxuanhoe_3 4(read-only)

Ông Phạm Xuân Hòe - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Với điều kiện VN và TP.HCM hiện nay, có thể lựa chọn trước hết xây dựng trung tâm tài chính với ý nghĩa là một trung tâm tài chính quốc gia, từ đó vươn lên làm nhiệm vụ trung chuyển luồng tiền trong khu vực với các dịch vụ tài chính đa dạng.

Nhưng có 3 vấn đề lớn cần giải quyết để đạt được mục tiêu này.

Thứ nhất, một thể chế thông thoáng, mở cửa và áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin và tài chính hiện đại. Yêu cầu kết nối hệ thống tài chính ngân hàng khi trở thành trung tâm tài chính sẽ đòi hỏi TP phải phát triển cơ sở hạ tầng tài chính theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Thứ ba, nếu thiếu nhân tố con người thì trung tâm tài chính không thể hình thành và phát triển.

Để trở thành một trung tâm tài chính có tầm quốc tế, TP cần đào tạo và thu hút được những nhân lực có kỹ năng và trình độ chuyên sâu trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ... Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi sâu sắc trong chính sách nhập cư, chính sách giáo dục và các chính sách khác trên thị trường lao động.

TRẦN VŨ NGHI - TRẦN MẠNH

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98