Từ lái xe tải thành tỷ phú

11/10/2019 14:01
11-10-2019 14:01:00+07:00

Từ lái xe tải thành tỷ phú

Masaru Wasami bắt đầu làm thêm tại một cửa hàng rau năm 12 tuổi, để giúp đỡ người mẹ đang vật lộn với bệnh lao.

Chỉ 3 năm sau, ông rời trường học, bỏ lại tương lai đầy hứa hẹn của một vận động viên chạy đường dài để đi làm. Năm 1970, ông bắt đầu kinh doanh chỉ với một chiếc xe tải. Vài năm sau đó, công ty của ông - Maruwa Unyu Kikan đã có hơn 100 xe và trở thành đế chế giao hàng hợp tác với các chuỗi nhà thuốc và siêu thị trên khắp Nhật Bản.

Nhớ lại đêm nghĩ ra ý tưởng kinh doanh cách đây nhiều thập kỷ, Wasami cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg: "Tôi không thể ngủ được". Hôm đó, ông theo một người bạn đi nhận hàng từ một nhà máy sợi và tức giận khi thấy sự thiếu chuyên nghiệp của các công nhân xử lý hàng. Chỉ vài tháng sau đó, ông đã bắt đầu giao hàng bằng xe tải.

Wasami (74 tuổi) nay đã là tỷ phú, nhờ công không nhỏ của Amazon. Năm 2017, Maruwa được chọn làm đối tác giao hàng trong ngày tại Nhật Bản cho Amazon.

Masaru Wasami trong văn phòng tại Tokyo. Ảnh: Bloomberg

Kenji Kanai - nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo nhận xét Wasami là người có mắt nhìn "trong việc giành cơ hội", đặc biệt là trong việc hợp tác với Amazon. Maruwa đã nhìn thấy cơ hội khi Yamato Holdings - một trong những hãng chuyển phát lớn nhất Nhật Bản, rút khỏi việc giao hàng trong ngày cho Amazon, để giảm áp lực lên nhân viên của hãng. Việc này khiến Amazon tìm đến các hãng tư nhân khác để tiếp tục nỗ lực mở rộng hiện diện tại thị trường thương mại điện tử lớn thứ 4 thế giới này.

"Chúng tôi đã gợi ý Amazon để chúng tôi giao hàng trong ngày. Chúng tôi đã thuyết phục họ tin tưởng Maruwa có thể thực hiện việc này", Maruwa cho biết.

Làm việc với hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới đã giúp cổ phiếu Maruwa tăng vọt. Chỉ trong năm nay, cổ phiếu này đã tăng hơn gấp đôi. Wasami sở hữu gần 60% công ty, cả trực tiếp và thông qua hãng quản lý tài sản do ông nắm giữ. Việc này giúp ông có tài sản ròng 1 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Kanai dự báo doanh thu của công ty sẽ tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Do Amazon và Rakuten chuộng làm việc với các công ty như Maruwa để giao hàng trong ngày hơn.

Sự trỗi dậy của Amazon và các đại gia thương mại điện tử khác đã tạo ra hàng loạt tỷ phú trong vài thập kỷ qua. Ông chủ Amazon Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới với 107,7 tỷ USD. Vợ cũ của ông Mackenzie sở hữu 4% công ty, trị giá 34,6 tỷ USD. Ông chủ Alibaba Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Hai đồng sáng lập Flipkart Group năm ngoái cũng trở thành tỷ phú.

Thị trường Nhật Bản được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Thương mại điện tử hiện mới chiếm 6,2% giao dịch bán lẻ tại Nhật Bản, so với 18% của Trung Quốc, theo số liệu của Bloomberg Intelligence.

Dù nhu cầu giao hàng tăng lên là mỏ vàng với các công ty như Maruwa, nó cũng khiến giá cả tăng lên và gây sức ép với người lao động. Năm 2017, Yamato nâng giá giao hàng lần đầu tiên trong gần 3 thập kỷ, do thiếu lao động và lượng hàng cần giao từ các hãng thương mại điện tử tăng vọt.

Maruwa thì từ chối các yêu cầu vượt quá năng lực của họ. Họ cũng trả thu nhập cạnh tranh cho các tài xế. Những người này có thể kiếm 7,2 triệu yen một năm nếu giao hơn 150 gói hàng một ngày.

Doanh thu của Maruwa tài khóa 2018 tăng 15% lên 85,6 tỷ yen. Dù giao hàng cho các hãng bán lẻ thực phẩm vẫn là mảng kinh doanh lớn nhất của hãng, thương mại điện tử hiện đã đóng góp hơn một phần ba doanh thu Maruwa. Năm 2017, tỷ lệ này là 24%.

Dù việc kinh doanh thành công và có khối tài sản lớn, Wasami vẫn chưa hài lòng. Ông cho rằng doanh thu lẽ ra phải cao gấp vài lần, vì ông đã dành gần nửa thế kỷ gây dựng doanh nghiệp. "Tôi vẫn chưa làm được hết sức", ông nói.

Hà Thu

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98