Việt Nam tăng bậc nhiều nhất về năng lực cạnh tranh

09/10/2019 09:23
09-10-2019 09:23:50+07:00

Việt Nam tăng bậc nhiều nhất về năng lực cạnh tranh

Việt Nam hiện là nền kinh tế cạnh tranh thứ 67 thế giới, tăng 10 bậc so với năm ngoái, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Trong báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu vừa được WEF công bố, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế năm nay, với 61,5 điểm trên thang 100. Thứ hạng năm ngoái là 77 trên 140, được 58,1 điểm. Mức tăng 10 bậc của Việt Nam là nhiều nhất và cũng là duy nhất trên thế giới.

Trong 12 trụ cột của WEF, Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Sức khỏe, với 81 điểm, đứng thứ 71. Thấp nhất là Năng lực Sáng tạo, chỉ được 37 điểm, đứng thứ 76. Dù vậy, lĩnh vực này đã có cải thiện so với năm ngoái. Nhìn chung, gần như tất cả lĩnh vực của Việt Nam đều tăng điểm.

Điểm đánh giá của Việt Nam với lần lượt 12 cột trụ của WEF.

WEF xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ. Các cột trụ này được chia vào 4 nhóm chính, gồm Môi trường Thuận lợi (Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Sự phổ cập công nghệ thông tin – viễn thông, Ổn định vĩ mô), Thị trường (Sản phẩm, Lao động, Hệ thống Tài chính, Quy mô thị trường), Nhân lực (Sức khỏe, Kỹ năng) và Hệ sinh thái Đột phá sáng tạo (Sự năng động trong kinh doanh, Khả năng đột phá). Với mỗi trụ cột, WEF sử dụng thang điểm 100 để đánh giá nền kinh tế đó đã tiến gần mức trạng thái cạnh tranh lý tưởng hay mới sơ khai.

Gần đây, kinh tế Việt Nam cũng đón nhiều tin tích cực. Cuối tháng trước, Tổng cục Thống kê công bố GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, cao nhất 9 năm qua. Tốc độ này được đánh giá là "kỳ tích" trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở cao, thương mại quốc tế phức tạp và tăng trưởng nhiều nước trong khu vực xuống thấp. Lạm phát 9 tháng cũng thấp nhất trong 3 năm qua.

Trong báo cáo của WEF năm nay, Mỹ đã mất ngôi nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới và nhường lại cho Singapore. Hai quốc gia này được chấm điểm lần lượt 84,8 và 83,7. Báo cáo hồi tháng 5 của Viện Quản lý phát triển (IMD) cũng đánh giá Singapore đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh.

Top 10 yếu là các đại diện châu Âu, gồm Hà Lan (4), Thụy Sĩ (5), Đức (7), Thụy Điển (8), Anh (9) và Đan Mạch (10). Còn lại là ba nền kinh tế châu Á Singapore (1), Hong Kong (3) và Nhật Bản (6). Đông Á – Thái Bình Dương vì vậy là khu vực cạnh tranh nhất thế giới, theo sau là châu Âu và Bắc Mỹ.

Báo cáo năm nay tập trung vào vấn đề tăng trưởng năng suất lao động trên toàn cầu liên tục ở mức thấp sau 10 năm khủng hoảng tài chính. WEF gọi đây là câu hỏi 10.000 tỷ USD – số tiền mà 4 ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã bơm ra giai đoạn 2008 - 2017. Quan điểm của tổ chức này là nới lỏng tiền tệ giúp kéo nền kinh tế toàn cầu khỏi suy thoái, nhưng không phải giải pháp cho mọi vấn đề.

Hà Thu

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

168 xã, phường mới ở TP.HCM sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp, TP.HCM mới có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và một đặc khu.

Dragon Capital: Khơi thông nguồn vốn bị đình trệ, thúc đẩy tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt

Theo bản tin thị trường tháng 5 do Dragon Capital vừa công bố, những điểm nghẽn khiến hơn 235 tỷ USD giá trị dự án bị đình trệ, tương đương khoảng 50% GDP, đang...

Quốc hội thông qua Luật Việc làm sửa đổi, mở rộng đối tượng bảo hiểm thất nghiệp

Quốc hội sáng nay đã thông qua Luật Việc làm (sửa đổi) với số phiếu tán thành 455/459, trong đó có quy định mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp...

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trên cả nước từ 1/7/2025

Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi phân định rõ giữa thẩm quyền của UBND và thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp xã.

Thông qua Nghị quyết sửa Hiến pháp năm 2013, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1-7

Ngay sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Thủ tướng: Cuộc cách mạng tổ chức bộ máy phải chắc thắng, không nửa vời

Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi đây là cuộc cách mạng bộ máy, không chỉ để tinh giản mà nhằm chuyển đổi trạng thái quản trị, nâng cấp hệ thống chính trị thành công cụ...

Thủ tướng: "34 hay 63 tỉnh thành đều là đất nước, là quê hương của chúng ta"

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "63 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, mà 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương của chúng ta". Trong tiến trình...

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất xử lý tài sản công dôi dư trước ngày 30/06/2025

Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn chi tiết yêu cầu các địa phương hoàn tất việc xử lý trụ sở, nhà đất và các tài sản công dôi dư trước ngày 30/06/2025, nhằm tránh...

Sau sáp nhập người lao động tại TP HCM hưởng lương tối thiểu theo vùng nào?

Nếu mức lương tối thiểu áp dụng theo địa bàn cấp xã thấp hơn so với trước ngày 1-7 thì tiếp tục thực hiện mức lương đã áp dụng trước đó.

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98