Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên "làm lớn chuyện", "gây rúng động"

17/10/2019 18:29
17-10-2019 18:29:00+07:00

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên "làm lớn chuyện", "gây rúng động"

Chính Nguyễn Thái Luyện, chủ tịch Công ty CP bất động sản Alibaba, nhắn tin cho nhân viên 'phải làm lớn chuyện', 'gây rúng động' trước ngày xảy ra vụ hàng chục nhân viên của công ty này đập phá, chống đối đoàn cưỡng chế.

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 1.
Nguyễn Thái Luyện đến Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc về chuyện nói xấu chính quyền và cá nhân chủ tịch xã Tóc Tiên trên mạng xã hội tháng 7-2019 - Ảnh: ĐÔNG HÀ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa chuyển kết luận điều tra vụ nhân viên Alibaba đập phá, chống đối đoàn cưỡng chế vào tháng 6-2019, xảy ra tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ sang Viện KSND cùng cấp.

Theo đó 4 nhân viên của Alibaba bị đề nghị truy tố về hai tội "cố ý làm hư hỏng tài sản" và "gây rối trật tự công cộng" gồm Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (quê xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang), Trần Quốc Tĩnh (trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), Huỳnh Ngọc Thiện và Phan Quỳnh Long (cùng trú xã Tân Sơn, TP Pleiku, Gia Lai).

"Làm rúng động rất có lợi cho sự phát triển bền vững"

Theo đó, quá trình điều tra vụ án "cố ý làm hư hỏng tài sản" và "gây rối trật tự công cộng" đối với các nhân viên của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (công ty Alibaba), cơ quan điều tra xác định, trước khi bị cưỡng chế dự án "ma" có tên "Khu dân cư Alibaba Tân Thành Center city 5", Nguyễn Thái Luyện - chủ tịch công ty này đã gửi các tin nhắn cho Nguyễn Huỳnh Tú Trinh và Trang Chí Linh (phó tổng pháp lý của Công ty Alibaba).

Những tin nhắn này có nội dung: "Mục đích là làm lớn chuyện, tranh thủ thu hút truyền thông và thu hút của nhiều cơ quan chức năng", "Sự việc phải làm rúng động khu vực thị xã Phú Mỹ, rất có lợi cho sự nghiệp phát triển bền vững lâu dài của mình".

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 2.
Hàng chục nhân viên Alibaba vây đoàn cưỡng chế và xe cuốc để ngăn cản, không cho cưỡng chế - Ảnh chụp màn hình
Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 3.
Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (đeo kinh) chỉ đạo cản trở, đập phá đoàn cưỡng chế ngày 13-6 - Ảnh chụp màn hình.

Từ tin nhắn này, Trinh và Linh đã chia sẻ đến hàng chục nhân viên khác của Công ty Alibaba. Ngày 13-6-2019, khi chính quyền xã Tóc Tiên tiến hành cưỡng chế dự án "ma" thì hàng trăm nhân viên Alibaba chống đối đoàn cưỡng chế, đập phá xe cuốc cưỡng chế.

Hậu quả, không chỉ làm thiệt hại hơn 26 triệu đồng do xe cuốc bị đập phá mà còn ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự tại khu vực thị xã Phú Mỹ nói riêng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung.

Theo UBND xã Tóc Tiên "việc nhân viên Công ty Alibaba cản trở, chống đối, gây rối đoàn cưỡng chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, uy tín của chính quyền và gây hoang mang lo lắng cho người dân của xã".

Cơ quan điều tra xác định tại hiện trường vụ cưỡng chế, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh tập hợp nhân viên công ty Alibaba la hét, cự cãi, yêu cầu xem hồ sơ cưỡng chế khu đất.

Mặc dù đã được chính quyền giải thích đầy đủ nhưng Trinh không chấp hành mà còn ra lệnh, yêu cầu các nhân viên công ty Alibaba "đập luôn chiếc xe cẩu này cho chị. Nhanh lên có nghe chị nói không", "xe máy dưới kia đập luôn, không cho xe nào đi đâu hết"…

Thực hiện chỉ đạo của bị can Trinh, ba bị can Tĩnh, Thiện Long đã tắt máy xe cuốc, dùng đá đập phá cửa kính xe. Việc gây rối, cản trở đoàn cưỡng chế của hàng chục nhân viên Alibaba chỉ được vãn hồi khi cảnh sát cơ động đến dẹp và bắt "nóng" những người cầm đầu.

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 4.
Trinh (đeo kính) và Tĩnh (áo xanh) tại buổi chống đối đoàn cưỡng chế - Ảnh cắt từ clip
Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 5.
Nhân viên an ninh Alibaba ném đá làm bể kính xe cưỡng chế - Ảnh cắt từ clip

Làm rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra phân lô, xây dựng trái phép

Theo kết luận điều tra, đất dự án "ma" trên do ông Nguyễn Thái Lực (em ruột ông Luyện) sang nhượng lại của một người khác và đây là đất trồng cây lâu năm.

Sau đó, ông Lực đã kết hợp đồng ủy quyền Công ty CP bất động địa ốc Chiến Thắng do bà Nguyễn Thị Vân Anh (trú phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM) làm giám đốc. Rồi từ "công ty Chiến Thắng" ký tiếp các hợp đồng mua bán, xây dựng, phân phối với các công ty "con" hay có liên quan trực tiếp đến Công ty Alibaba và ông Nguyễn Thái Lĩnh (em ông Luyện - anh ông Lực).

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo nhân viên làm lớn chuyện, gây rúng động - Ảnh 6.
Một góc khu đất của dự án Khu dân cư Alibaba Tân Thành Center city 5 sau khi cưỡng chế - Ảnh: Đ.H

Quá trình điều tra, những nhân viên khác của Alibaba có tham gia trong vụ gây rối như Lâm Chí Trung, Trần Ngọc Bình, Trang Chí Linh, Phan Thanh An, Lê Thị Minh Phương, Đặng Tỵ, Huỳnh Chí Lễ, và Phan Công Truyền đều khai nhận việc tụ tập trên là làm theo sự chỉ đạo của công ty Alibaba.

Nhưng do thời hạn điều tra đối với các bị can Trinh và Tĩnh sắp hết, nên Cơ quan điều tra đã có quyết định tách vụ án hình sự để làm rõ hành vi "gây rối trật tự công cộng" những người trên. 

Đồng thời làm rõ trách nhiệm của Công ty Alibaba trong việc xây dựng trái phép, thay đổi hiện trạng, mục đích sử dụng đất cũng như trách nhiệm cá nhân có thẩm quyền để xảy ra việc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng trái phép tại địa bàn thị xã Phú Mỹ có liên quan đến Công ty Alibaba đề nghị xử lý sau.

ĐÔNG HÀ

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Ericsson 'sẵn sàng giúp Việt Nam đi tắt đón đầu' trong số hóa

Sáng 13/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày giờ Hà Nội), trong chương trình thăm chính thức Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Borje Ekholm, Tổng...

Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều 12/6 (giờ địa phương), tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Hợp tác phát...

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Nike, Walmart và Exxon Mobil

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn lớn của Mỹ như: Nike, Walmart, Exxon Mobil.

Xi măng và thép không phát thải: Thực tế hay chỉ là tham vọng xa vời?

Trong hành trình khử carbon của nền kinh tế toàn cầu, ngành xi măng và thép đặt ra những thách thức đáng kể.

Tập đoàn Alstom của Pháp muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Doanh nghiệp TPHCM nói thẳng góc khuất hoạt động thanh, kiểm tra

Các doanh nghiệp thường ngán ngại các cuộc thanh, kiểm tra, do các yêu cầu thanh, kiểm tra thường thiên về bắt lỗi thay vì hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98