Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại?

07/11/2019 10:14
07-11-2019 10:14:02+07:00

Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại?

Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại?
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Sáng 7/11 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiếp tục trả lời chất vấn.

Trước đó, cuối chiều 6/11 nhiều chất vấn đã được nêu với Bộ trưởng, chờ câu trả lời sáng nay.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh  (Hoà Bình) đề nghị Bộ trưởng cần giải trình rõ hơn về vấn đề hàng Trung Quốc "đội lốt" nhái hàng Việt và phòng vệ của Việt Nam.

Ông Sinh cho rằng trước đó Bộ trưởng đã nêu được sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng xử lý vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất Bộ trưởng chưa trả lời được đó là lỗ hổng rất lớn về pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh để kiểm soát tình hình. Đặc biệt sự công khai, minh bạch về quy định hàng Việt Nam là thế nào, chính sự thiếu minh bạch này đã làm cho nhiều doanh nghiệp như kiểu Asanzo không biết mình có vi phạm không, như vậy đẩy người dân và doanh nghiệp vào thế rủi ro rất cao.

Asanzo, Khaisilk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không, đề nghị Bộ trưởng cần nói rõ hơn về vấn đề này, đại biểu Sinh đặt vấn đề.

Vấn đề tiếp theo cũng được đại biểu này nêu trong chất vấn là : kinh tế Việt Nam là kinh tế mở hay kinh tế hở?  doanh nghiệp Việt Nam chết ngay trên sân nhà là điều đang diễn ra. Bộ trưởng sẽ có giải pháp gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa của họ trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời câu hỏi này ngay đầu giờ sáng hôm sau, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói, hiện nay Việt Nam đang thực thi hàng loạt các quy định của luật pháp rất quan trọng liên quan về vấn đề tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu. Như Luật Quản lý ngoại thương, Luật Quy chuẩn tiêu chuẩn, Luật Hải quan, Luật Quản lý, Pháp lệnh Quản lý thị trường...

Những văn bản quy phạm pháp luật này đều liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động trong thương mại trong nước cũng như liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về chức năng quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết Bộ này đã báo cáo Chính phủ ban hành nghị định 31 quy định chi tiết luật Quản lý ngoại thương, cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho sản phẩm của Việt Nam xuất đi các thị trường được các ưu đãi thương mại về thuế quan. Bộ cũng đã  tăng cường kiểm soát trong việc cấp C/O xác nhận xuất xứ.

Dẫn chứng về sự chủ động trong bối cảnh mới khi Việt Nam đang phải đối mặt rất nhiều với nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng thông tin, Thủ tướng đã ký ban hành quyết định 84 đề án tăng cường quản lý nhà nước chống gian lận thương mại và gian lận xuất xứ, siết chặt các khâu trong xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại.

Bộ cũng đã xây dựng văn bản để quy định cụ thể xuất xứ hàng hóa trong nước. Trên thực tế ngoài các văn bản đã nói ở trên, còn có nghị định 43 quy định chứng nhận nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm lưu thông trng nước, Bộ trưởng trả lời.

Nhưng, theo ông Tuấn Anh thì hai nghị định này giao trách nhiệm cho doanh nghiệp, nhà sản xuất kê khai nhãn mác và nguồn gốc hàng hóa. "Chính vì vậy, bước đầu đã có những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng như Khaisilk trước kia và sau này có câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào dẫn đến vướng mắc cho 1 số doanh nghiệp, mà ta chứng kiến câu chuyện như Asanzo", Bộ trưởng nói.

Vì vậy, theo Bộ trưởng, từ 2018, Bộ này đã báo cáo Chính phủ đề xuất xây dựng văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong việc ghi chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa sản xuất và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Đây xác định là một việc khó, nên Bộ đã xin ý kiến các bộ ngành để xây dựng một thông tư dưới hình thức mở để có ý kiến của các bộ, ngành cả về cơ sở pháp lý, cả phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về tiến độ cụ thể, ông Tuấn Anh nói, sau gần 1 năm xây dựng thì đã hoàn thành dự thảo thông tư hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm lưu thông ở thị trường trong nước , đang tổ chức lấy ý kiến phản biện của xã hội, doanh nghiệp, người dân, tổ chức, đã qua 2 vòng và ý kiến đóng góp rất đa dạng, đầy đủ.

Nhưng một số ý kiến cho thấy phạm vị điều chỉnh cần nghiên cứu kỹ hơn nữa để tránh ảnh hưởng đến  các lợi ích của Việt  Nam trong hoạt động thương mại quốc tế.

Thông tư này dựa trên nền tảng bộ quy tắc xuất xứ của WTO, nếu như các tổ chức nước ngoài có thể căn cứ vào đây để siết chặt, gây khó khăn tỏng xác nhận ưu đãi của các sản phẩm đi nước ngoài có xuất xứ ở Việt Nam thì ta cần phải nghiên cứu, Bộ trưởng trình bày.

Vẫn theo Bộ trưởng thì tùy trong từng lĩnh vực, trong từng ngành sản xuất, sản phẩm hàng hóa lại có đặc thù tính chất khác nhau, nên làm sao để tạo ra giá trị gia tăng thật sự, tạo cú huých cần thiết, để đảm bảo quá trình hội nhập và phát triển giai đoạn tới đây thực sự bền vững là yêu cầu được Bộ đặt ra. Vì thế, Bộ này đang rất cầu thị tiếp thu ý kiến đóng góp để báo cáo Thủ tướng ban hành thông tư nói trên.

Chúng tôi cam kết sẽ đấu tranh có hiệu quả chống gian lận thương mại, Bộ trưởng khẳng định khi trả lời một số đại biểu khác cũng chất vấn về gian lận thương mại, bảo vệ hàng Việt. 

Hà Vũ

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98