BIDV phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm
BIDV phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) công bố đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm ra công chúng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV theo quy định hiện hành.
Trái phiếu kỳ hạn 7 năm được phát hành vào ngày 21/11/2019, với giá trị 500 tỷ đồng. BIDV có quyền mua lại trái phiếu sau 2 năm.
Lãi trái phiếu được thanh toán sau, định kỳ vào ngày tròn năm so với ngày phát hành trái phiếu.
Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV - khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch) cộng thêm 1.3%/năm.
Trong thời gian chào bán từ 01 - 20/11/2019, có duy nhất 1 nhà đầu tư trong nước đã mua toàn bộ 5 triệu số trái phiếu mà BIDV chào bán. Sau khi trừ tổng chi phí, BIDV đã thu về gần 496 tỷ đồng từ đợt phát hành.
Sau đợt chào bán cuối ngày 20/11, tổng nợ là trái phiếu của BIDV hiện là hơn 27,727 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 20/11, BIDV cũng đã phát hành riêng lẻ thành công 565 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm. Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 1.25%/năm.
Số tiền thu được sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn cấp 2 và phục vụ cho các dự án cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.
Như vậy, lũy kế từ đầu tháng 11 đến nay, BIDV đã phát hành thành công hơn 3,800 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 6 năm và 7 năm.
Tiên Tiên
Tin cùng chuyên mục
Phó Chủ tịch VBMA Phạm Phú Khôi nêu 3 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Ông Phạm Phú Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nhấn mạnh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh 10 năm qua, số lượng nhà phát hành tăng 8 lần, khối lượng tăng 23 lần. Tuy nhiên xét cả về tỷ lệ lẫn khối lượng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với khu vực.
Ông Phạm Phú Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nhấn mạnh, thị...
VBMA: Lợi suất trái phiếu Chính phủ của Việt Nam thấp trong khu vực
Theo VBMA, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam thấp hơn 4,35% so với Indonesia, 1,48% so với Malaysia và 0,01% so với Thái Lan.
Theo VBMA, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam thấp hơn 4,35% so với Indonesia, 1,48%...
AAA 11.9 (-0.2)
9 đợt chào bán trái phiếu trị giá hơn 10,000 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ
Ủy ban chứng khoán Nhà trước (UBCKNN) đã quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của 3 công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Ủy ban chứng khoán Nhà trước (UBCKNN) đã quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong...
ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng 9,8%
Phân khúc trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đều tăng trưởng nhanh đã thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam lên 91,5 tỷ USD vào cuối tháng 12/2021.
Phân khúc trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đều tăng trưởng nhanh đã...
Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 23 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong tháng 1/2022
Bước sang năm 2022, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có diễn biến sôi động.
Bước sang năm 2022, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có diễn biến sôi động.
Vốn trái phiếu Chính phủ nằm “bất động” ở nhà băng
Trong một báo cáo gần đây, nhóm nghiên cứu Ban Kinh tế Trung ương có nhắc đến tình hình giải ngân đầu tư công từ trái phiếu chính phủ (TPCP) trong năm 2021 với những thông tin kém khả quan. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư từ TPCP giảm 56,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong một báo cáo gần đây, nhóm nghiên cứu Ban Kinh tế Trung ương có nhắc đến tình hình giải ngân...
Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ: Nên hay không?
“Việc Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ là một chính sách tiền tệ hợp lý trong thời điểm hiện tại, nhằm tạo ra nguồn tài trợ nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch.”
“Việc Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ là một chính sách tiền tệ hợp lý trong thời điểm...
Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam tăng lên mức 83,6 tỷ USD
Trong đó, quy mô Trái phiếu Chính phủ đạt 62,2 tỷ USD còn quy mô trái phiếu doanh nghiệp đạt 21,4 tỷ USD...
Trong đó, quy mô Trái phiếu Chính phủ đạt 62,2 tỷ USD còn quy mô trái phiếu doanh nghiệp đạt 21,4...
Tập đoàn tỷ đô ra mắt sản phẩm đầu tư tài chính Fintech lãi suất không kỳ hạn 11%/năm “A-Sinhloi”
ABond - nền tảng đầu tư Fintech thuộc Tập đoàn APEC tiếp tục gây sốt thị trường với sản phẩm đầu tư ổn định với lợi suất chắc chắn 11%/năm, khách hàng được nhận lãi hàng tuần và rút gốc bất kỳ lúc nào.
ABond - nền tảng đầu tư Fintech thuộc Tập đoàn APEC tiếp tục gây sốt thị trường với sản phẩm đầu tư...
VND 23.3 (-1.3)
Phát hành trái phiếu ngoại tệ: Hiệu ứng chèn lấn vốn có thể xảy ra
Trong bối cảnh cần phải triển khai thêm các gói kích thích kinh tế khổng lồ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, Chính phủ đang có kế hoạch phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để huy động nguồn ngoại tệ nhàn rỗi trong dân vào thời gian tới. Liệu kế hoạch này có khả thi?
Trong bối cảnh cần phải triển khai thêm các gói kích thích kinh tế khổng lồ để nhanh chóng phục hồi...