Bộ Công Thương: Năm 2021, cả nước sẽ thiếu điện

05/11/2019 11:35
05-11-2019 11:35:19+07:00

Bộ Công Thương: Năm 2021, cả nước sẽ thiếu điện

Do các dự án nguồn điện đi vào hoạt động chậm so với quy hoạch nên từ năm 2021, điện sẽ thiếu trên cả nước, đặc biệt ở miền Nam.

* Giá điện sinh hoạt bậc thang có thể rút xuống còn 5 bậc

* 'Việt Nam nên sớm dừng đầu tư nhà máy điện than'

* 11 thủy điện từ Trung Quốc làm giảm 50% phù sa lưu vực sông Mekong

Thực trạng này được nêu trong báo cáo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký, gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn ngày mai (6/11). 

Bộ Công Thương cho biết, tổng nhu cầu điện năng năm 2019 gần 241 tỷ kWh, tăng trên 9,4% so với 2018. Năm nay, không cần tiết giảm điện năng và dự kiến năm 2020 vẫn đủ điện. Nhưng tình trạng thiếu điện sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2021, kéo dài tới 2025. 

Các tính toán cập nhật cho thấy, với kịch bản tần suất nước bình thường (50%), lượng điện thiếu vào năm 2023 khoảng 1,8 tỷ kWh. Ở kịch bản tần suất nước 75%, do khô hạn nên sản lượng thuỷ điện sẽ thấp hơn khoảng 15 tỷ kWh một năm. Do đó, "đỉnh" thiếu điện rơi vào 3 năm 2021-2023, với sản lượng thiếu hụt 1,5-5 tỷ kWh. Các năm còn lại sẽ thiếu 100-500 triệu kWh.

Công nhân Điện lực TP HCM sửa chữa điện nóng trên đường dây 22 kV tại khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP HCM). Ảnh: Thành Nguyễn

Miền Nam sẽ là khu vực thiếu điện trầm trọng nhất, khoảng 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và tăng lên 10 tỷ kWh vào 2022. Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023, khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.

Lý do thiếu điện, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chủ yếu là các dự án nguồn điện, nhất là dự án ngoài EVN chậm so với quy hoạch, và ảnh hưởng việc cung ứng điện cả nước. 

Các dự án nguồn điện quan trọng, nhất là dự án ngoài EVN thường chậm so với quy hoạch, như Nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1, chuỗi điện khí Lô B và Cá Voi Xanh... đều chậm hơn so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm.

Bộ này cũng phân tích, theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (gồm cả dự án năng lượng tái tạo). Sau 3 năm, nhiều dự án điện than đã không thực hiện được do một số địa phương như Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận đề nghị trung tâm điện khí mới. Hầu hết các dự án BOT nước ngoài thực hiện đều chậm so với tiến độ như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2.

Theo kết quả rà soát mới nhất, tổng công suất các dự án điện có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 là 15.500 MW, bằng 2/3 kế hoạch trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 21.650 MW.  

Một khó khăn khác được nêu trong phát triển nguồn năng lượng, là câu chuyện vốn. Vốn đầu tư bình quân hàng năm gần 7,5 tỷ USD nhưng theo Bộ Công Thương, giá điện của Việt Nam mới đảm bảo cho các đơn vị của EVN có mức lợi nhuận khiêm tốn, các doanh nghiệp nhà nước khác như TKV, PVN cũng khó khăn về tài chính... Do đó, việc huy động vốn rất khó khăn. 

Tương tự, các dự án nguồn điện do khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong thu xếp vốn do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ, ...).

Ngoài ra, đầu tư dàn trải, chưa ưu tiên đúng mức những dự án trọng tâm khiến các yếu tố bất lợi trong quản lý, triển khai ở cả phía chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công, kéo theo việc chậm tiến độ. "Giai đoạn sắp tới, chỉ có các dự án do EVN triển khai có thể đáp ứng tiến độ, còn lại, nhất là dự án điện BOT, hầu hết đều chậm", báo cáo Bộ Công Thương nêu.

Anh Minh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ có một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp

Phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp với chủ đề tận dụng các cơ hội để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, do Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện...

Thiếu chính sách hỗ trợ xe máy điện

Ô tô điện được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong 3 năm kể từ ngày 1-3-2022, còn xe máy điện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ này

Dàn Elite và gần 4,000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4,000 vận động viên (VĐV) khác đã có một...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98