Các nhà sản xuất Mỹ sẽ không dễ dàng rời khỏi Trung Quốc

26/11/2019 14:33
26-11-2019 14:33:32+07:00

Các nhà sản xuất Mỹ sẽ không dễ dàng rời khỏi Trung Quốc

Các công ty Mỹ khó lòng mà đóng cửa hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và trở lại quê nhà giữa lúc Mỹ và Trung Quốc vướng vào cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng hơn, theo quan điểm của một chuyên gia kinh tế nổi tiếng.

Điều này là vì chuỗi cung ứng “rất khó mà gắn kết với nhau và cũng khó mà tách rời”, Stephen Roach, thành viên cấp cao tại Đại học Yale, cho hay.

Dù vậy, một vài công ty Mỹ đã lến kế hoạch đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu trong năm 2018. Thế nhưng, một vài công ty cho biết họ dự định rời hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc – hoặc chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất trở lại Mỹ như Tổng thống Donald Trump vẫn thường nói.

“Rõ ràng, một số linh kiện… một phần của hoạt động có thể rút khỏi Trung Quốc và chuyển sang các quốc gia khác. Thế nhưng, giả dụ như đem iPhone trở lại quê nhà. Thôi quên điều đó đi, nó sẽ không diễn ra theo cách có thể cung cấp sản phẩm giá phải chăng cho những người dùng Mỹ”, ông Roach cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Morgan Stanley ở Singapore trong tuần trước.

Các linh kiện làm nên sản phẩm như iPhone có khả năng được sản xuất ở các quốc gia khác trước khi được lắp ráp tại một địa điểm và chuyển sang địa điểm cuối cùng để tiêu thụ.

Những chuỗi sản xuất mở rộng ra nhiều địa điểm có thể cần nhiều năm để hình thành và cho phép các sản phẩm được sản xuất với chi phí tiềm ẩn thấp nhất, các chuyên gia thương mại cho biết.

Việc gây gián đoạn đến hệ sinh thái đó có thể làm gia tăng chi phí – và lượng chi phí này có khả năng chuyển sang cho người tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế lên tiếng cảnh báo.

Tỷ trọng sản lượng sản xuất trên toàn cầu

Các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia và Thái Lan là một số quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi chuỗi cung ứng trong năm qua. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết không một quốc gia nào có thể thay thế Trung Quốc vào vai trò công xưởng sản xuất toàn cầu.

Sự phức tạp của chuỗi cung ứng hiện tại – vốn gắn kết các nền kinh tế thế giới – cũng khiến Mỹ và Trung Quốc khó tách rời về hoạt động thương mại, ông Roach cho biết.

“Điều mà chúng tôi thấy từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là sự chuyển hướng thương mại, chứ không phải là một vụn vỡ của hoạt động thương mại toàn cầu vốn đã xây dựng trên chuỗi cung ứng nhiều quốc gia”, ông Roach cho biết.

Vương Đông (Theo CNBC)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98