Châu Á đang thành động lực phát triển mới của toàn cầu, VN cần làm gì?

25/11/2019 08:37
25-11-2019 08:37:19+07:00

Châu Á đang thành động lực phát triển mới của toàn cầu, VN cần làm gì?

Châu Á, nơi đang chiếm gần 60% dân số của thế giới, trong quá trình chuyển đổi, sẽ sớm trở thành động lực phát triển kinh tế mới của toàn cầu với các lợi thế dân số trẻ, dễ dàng tiếp cận với công nghệ và tiềm năng tạo ra những đột phá mới.

Châu Á đang thành động lực phát triển mới của toàn cầu, VN cần làm gì? - Ảnh 1.
Khi châu Á chuyển đổi từ thích ứng sang dẫn dắt xu hướng toàn cầu hoá, các công ty châu Á phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó nguồn nhân lực đáp ứng cho những thay đổi mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Frank-Jurgen Richter, chủ tịch Horasis, Thuỵ Sĩ đã cho biết như vậy tại lễ đón tiếp tối 24-11 ở Khách sạn Becamex, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis. Đây được xem là một phiên bản của “Diễn đàn kinh tế thế giới” dành cho các nước đang phát triển. 

Thời điểm chín muồi của châu Á?

Theo nhà kinh tế này, châu Á nơi chiếm 1/3 lưu lượng hàng hoá giao dịch của thế giới, đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài và đang hướng tới đóng góp 50% GDP của thế giới vào năm 2040 và 40% tiêu dùng của thế giới. 

Khu vực này có mạng lưới kết nối năng động vẫn không ngừng phát triển, đã tham gia và tạo những đột phá mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong lĩnh vực tài chính hơn 70% dòng vốn đổ vào giới khởi nghiệp đến từ các nhà đầu tư nội vùng và hơn thế nữa, trung tâm của thế giới đang dịch chuyển về đây với những cơ hội mới.

Theo ông Wang Dong, tổng thư ký, Viện Pangoal, Trung Quốc trong thập niên qua, hai nền kinh tế lớn của thế giới có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 5-7% đều đến từ châu Á, đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến Việt Nam, quốc gia nằm trong tốp những nước giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm. 

"Các quốc gia châu Á cho thấy họ có sự cam kết mạnh mẽ trong quá trình phát triển của mình bằng cách đón nhận, mở cửa hơn nữa với thế giới, sẵn sàng tham gia sân chơi toàn cầu", ông Wang Dong nói tại phiên họp toàn thể chủ đề "Châu Á trong quá trình chuyển đổi" tối ngày 24-11. 

Theo ông Wang Dong, ngay một nước như Trung Quốc, chính phủ cũng có những cam kết gắn kết với thế giới bên ngoài nhiều hơn nữa, không ngừng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Ước tính tổng chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) hằng năm của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD, đưa nước này là một trong những quốc gia thành công của đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bà Rita Sim, CEO của Cense media, Malaysia cho rằng một trong những động lực phát triển của châu Á không thể không nhắc đến chính là nhu cầu tiêu dùng nội địa. Dân số trẻ, năng động và nỗ lực tái cấu trúc cơ sở hạ tầng của chính phủ, không chỉ xây dựng các bệnh viện, đường xá, trường học mà cả cải cách pháp luật để thích nghi với những điều kiện mới.

Phác thảo một bức tranh về khu vực này, bà Rita Sim cho rằng các thách thức mà châu Á phải đối mặt từ những đụng độ căng thẳng về chính trị, biến đổi khí hậu đến thách thức với thế hệ trẻ những người sinh từ năm 1995 trở đi, đang là điều không thể tránh khỏi

"Bất chấp những lo ngại này châu Á vẫn giữ được tốc độ phát triển của khu vực, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế mới của với nhu cầu nội địa, cấu trúc lại châu Á và cả hệ thống tài chính", bà Rita Sim nói.

Châu Á đang thành động lực phát triển mới của toàn cầu, VN cần làm gì? - Ảnh 2.
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm kiếm những thông điệp mới, cơ hội mới tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis – Bình Dương 2019 (Horasis – Bình Dương 2019) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không thể có cách mạng 4.0 với nền giáo dục 2.0 

Trong quá trình chuyển đổi này, theo các diễn giả, chính phủ các quốc gia châu Á không thể phớt lờ giáo dục, chỉ có đầu tư giáo dục mới thúc đẩy được quá trình chuyển đổi nhanh chóng.

Ông Sanjay Kiroioskar, chủ tịch Hiệp hội quản lý Ấn Độ (AIMA) khẳng định Châu Á sẽ không còn là nơi cung cấp nguồn lao động giá rẻ nữa mà trở thành động cơ phát triển của kinh tế thế giới, tạo ra nhiều đột phá trong chuỗi cung ứng thế giới với độ ngũ lao động có kỹ năng công nghệ cao. 

Nền kinh tế các quốc gia trong khu vực đã xuất hiện những mô hình kinh tế mới dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) hay sự phát triển của 5G... buộc chính phủ nhìn nhận việc đẩy mạnh chính sách giáo dục tiến bộ là vô cùng quan trọng. Bởi, chúng ta không thể nói nền kinh tế 4.0 trong khi giáo dục chỉ mức độ 2.0. 

Bà So-Young Kang, nhà sáng lập kiêm CEO Gnowbe, Singapore cũng cho rằng đã đến lúc nhìn nhận vai trò của giáo dục là một đổi mới sáng tạo mà các quốc gia trong khu vực cần đeo đuổi. Hiện nay hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại di động, con số này cao hơn cả số người trên thế giới có thể tiếp cận nước sạch, cải cách giáo dục cũng phải theo xu hướng này, phải mang tính đột phá, tận dụng các xu hướng từ nền tảng trên di động để kết nối người học và người dạy. 

Theo ông Lê Trí Thông, giám đốc điều hành công ty PNJ, châu Á trong thời kỳ chuyển đổi cần xác định vị trí mới, không còn là vị trí người đi theo sau mà trở thành người lãnh đạo, dẫn dắt xu hướng toàn cầu hoá.

"Các nước Châu Mỹ La Tinh từng đứng trước cơ hội trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới nhưng họ đã không nắm bắt được điều đó và đang dậm chân vì những vấn đề kinh tế nội tại. Các nước châu Á sẽ không bao giờ muốn lặp lại kịch bản này, cần phải bắt tay làm nhiều hơn nữa để có một khu vực phát triển kinh tế bền vững, tận dụng ưu thế của công nghệ", ông Thông nói.

N.BÌNH

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...

Mỹ lần đầu đề xuất đàm phán cấp Bộ trưởng với Việt Nam

Lần đầu tiên, Hoa Kỳ chủ động đề xuất tổ chức đàm phán thương mại cấp Bộ trưởng với Việt Nam trong khuôn khổ vòng đàm phán Hiệp định song phương về Thương mại đối...

Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS

Việt Nam vừa chính thức trở thành Nước Đối tác của BRICS - một nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách đối...

Vietnam Airlines khởi công 2 dự án gần 1.800 tỉ đồng tại sân bay Long Thành

Dự án cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Dự án bảo dưỡng máy bay số 1 do hai đơn vị thành viên của Vietnam Airlines thực hiện.

Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre làm Chủ tịch MobiFone

Thiếu tướng Trương Sơn Lâm, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, được điều động và bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone.

Drone và cuộc đua giảm phát thải

Tại buổi hội thảo Quốc tế Môi trường do Cộng đồng Lãnh đạo xanh (Green Leader Community – GLC) tổ chức vào sáng ngày 14/06, Võ Duy Quý – Giám đốc quốc gia Aonic...

"Chìa khóa" mở cánh cửa nội địa hóa ô tô

Cần nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để hiện thực hóa "giấc mơ" nội địa hóa ngành ô tô.

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Quyết định số 1159/QĐ-TTg do Phó...

Nam Định 'chốt' đầu tư cảng 3,400 tỷ đồng lớn nhất tỉnh

Cảng thuỷ nội địa Nghĩa Hưng giai đoạn 1 (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) có quy mô khoảng 89.4 ha đất, vốn đầu tư hơn 3,400 tỷ đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98