'Cứ mỗi m3 nước sông Đuống, dân phải chịu 2.000 đồng lãi vay của chủ đầu tư'

13/11/2019 10:02
13-11-2019 10:02:12+07:00

'Cứ mỗi m3 nước sông Đuống, dân phải chịu 2.000 đồng lãi vay của chủ đầu tư'

"Đối với giá nước sạch sông Đuống, hiện Sở Tài chính đã tổ chức hiệp thương với công ty nước mặt suông Đuống và các đơn vị phân phối, theo nguyên tắc giá bán buôn không được phép cao hơn giá bán lẻ. Còn theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước khoảng 20%, tức là khoảng 2.003 đồng mỗi m3 nước".

* TP.HCM: Giá nước cao nhất chưa tới 4.500 đồng/m3

* Mua nước mặt cao hơn giá nước sạch, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?

* Hà Nội ‘ưu ái’ nước sạch Sông Đuống, tỉ phú Thái Lan ‘trúng đậm’

“Cứ mỗi m3 nước sông Đuống, dân phải chịu 2.000 đồng  lãi vay của chủ đầu tư”
Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà (giữa) trao đổi với báo chí chiều 12/11.

Thông tin trên được Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà đưa ra khi ông trả lời chất vấn của báo chí liên quan đến phản ánh của dư luận về giá bán nước sinh hoạt của Công ty sông Đuống cao hơn nhiều các doanh nghiệp khác.

Giá cao vì phải "tính đúng, tính đủ"

Tại buổi giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội chiều 12/11, Phó chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Võ Tuấn Anh cho biết, dự án nhà máy nước mặt sông Đuống được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019  thì xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm.

Hiện thành phố đang phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiệm thu, quyết toán phần giai đoạn 1, trên cơ sở đó triển khai tiếp các bước giai đoạn 2.

Phản hồi về mức giá tạm tính của Công ty mặt nước sông Đuống ở mức hơn 10.200 đồng/m3, cao hơn các nhà máy nước sạch khác, lãnh đạo Sở Tài chính cho rằng, tất cả đều được tính theo quy định hiện hành, không tính sai nhưng "phải tính đúng, tính đủ".

Trong đó, chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%...đều phải được đưa vào giá nước.

"Mức giá này chỉ là mức tạm tính tối đa, mức cụ thể được xác định khi nhà máy đi vào hoạt động và được quyết toán", Giám đốc Sở Tài chính nói và cũng thừa nhận, giá bán lẻ nước sinh hoạt hiện nay chỉ khoảng 7.900 đồng/m3.

Phản hồi về thông tin mỗi năm thành phố Hà Nội phải hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp do chênh lệch giá nước sạch sông Đuống với các doanh nghiệp khác, ông Hà cho hay, đến thời điểm này chưa xác định được giá nước sạch sông Đuống (mới tạm tính giá) vì dự án chưa được quyết toán.

Tuy nhiên, đến này thành phố chưa trợ giá bất cứ đồng nào cho các đơn vị cung cấp nước sạch, trong đó có sông Đuống.

Nói về mức giá hơn 10.000 đồng/m3 của nước sông Đuống, lãnh đạo Sở Tài chính thông tin thêm, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, giá bán lẻ bình quân 9.761 đồng/m3, sau khi tính toán trừ phần hao hụt thì còn 7.947 đồng/m3. Vì vậy, liên ngành đã báo cáo thành phố xác định giá hiệp thương tạm tính là 7.700 đồng/m3 và công ty nước mặt sông Đuống bán buôn cho các đơn vị bán lẻ theo giá 7.700 đồng/m3.

"Giá nước sạch sông Đuống 10.246 đồng/m3 là giá tạm tính tối đa để ký kết thỏa thuận, chứ đây không phải là giá bán đến người tiêu dùng, cũng không phải là giá bán lẻ", ông Hà khẳng định.

Lý giải vì sao giá nước mặt suông Đuống cao hơn nước sạch sông Đà, ông Hà nói rằng, về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau.

Cụ thể, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng.

"Rõ ràng quy mô đầu tư giữa hai dự án khác nhau. Chất lượng nguồn nước thô cũng khác nhau", ông Hà nói.

Ngoài ra, ông Hà cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng khoảng 3.998 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào sử dụng, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước.

"Không có chuyện để nhà đầu tư lộng hành"

Về chất lượng nước sông Đà và sông Đuống, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết: Các nhà máy có yêu cầu tối thiểu phải đạt chất lượng của Bộ Y tế. Nếu nhà máy nào có dây chuyền cao hơn thì tốt thôi, nhưng tối thiểu phải đạt chuẩn của Bộ Y tế nên không so sánh được chất lượng cái nào cao hơn cái nào.

Sau sự cố nước sạch nhiễm dầu thải của nước sạch sông Đà, để tăng cường kiểm soát an ninh nguồn nước, Hà Nội đã ban hành quy hoạch về cấp nước an toàn, trong đó có quy hoạch, buộc các nhà đầu tư phải kiểm soát về lưu lượng, chất lượng nước. Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng. 

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các tác động gây ảnh hưởng tới nguồn nước tới nhà máy.

Phó chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội Võ Anh Tuấn cho biết thêm, đối với dự án nhà máy nước mặt sông Đuống thì Hà Nội không nắm cổ phần chi phối trong quá trình đầu tư. Việc kiểm soát chất lượng đầu tư đối với nhà máy nước mặt sông Đuống cũng như tất cả các công trình khác sẽ được đảm bảo, không có chuyện thành phố Hà Nội bỏ qua, không quan tâm đến ý kiến các chuyên gia cũng như nhân dân.

"Dù thành phố không nắm quyền chi phố nhưng sẽ kiểm soát chất lượng, kiểm soát trước, trong và sau đầu tư, đặc biệt kiểm soát chất lượng nước đầu ra, phải đạt trên mức quy chuẩn tối thiểu theo Quy chuẩn Việt Nam, của Bộ Y tế lúc đấy mới được đưa ra sử dụng. Quan điểm quản lý Nhà nước là các sản phẩm khi đưa đến người tiêu dùng đều phải đạt trên mức quy định tối thiểu về tất cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Không có chuyện thành phố để mặc các nhà đầu tư lộng hành", ông Võ Anh Tuấn nói.

Bảo Quyên

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Nike, Walmart và Exxon Mobil

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn lớn của Mỹ như: Nike, Walmart, Exxon Mobil.

Xi măng và thép không phát thải: Thực tế hay chỉ là tham vọng xa vời?

Trong hành trình khử carbon của nền kinh tế toàn cầu, ngành xi măng và thép đặt ra những thách thức đáng kể.

Tập đoàn Alstom của Pháp muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Doanh nghiệp TPHCM nói thẳng góc khuất hoạt động thanh, kiểm tra

Các doanh nghiệp thường ngán ngại các cuộc thanh, kiểm tra, do các yêu cầu thanh, kiểm tra thường thiên về bắt lỗi thay vì hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh...

Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương...

Bắt tạm giam Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội liên quan vụ án Công ty Hoàng Long

Ngày 03 và 10/06/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Nhận hối lộ"; đồng thời, ra...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98