Dân số già có thể là 'lợi thế' cho các nền kinh tế châu Á

14/11/2019 08:20
14-11-2019 08:20:21+07:00

Dân số già có thể là 'lợi thế' cho các nền kinh tế châu Á

Những chính sách công nghệ giúp cải thiện sức khỏe của người cao tuổi, tăng cường kỹ năng và mở rộng thời gian làm việc có thể biến dân số già hóa thành lợi thế với các nền kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Dân số già có thể là lợi thế cho các nền kinh tế châu Á - Ảnh 1.
Những ứng dụng công nghệ đang mở ra nhiều cơ hội việc làm người lao động lớn tuổi - Ảnh: N.BÌNH

Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong Báo cáo tổng hợp kinh tế châu Á 2019/2020 (AEIR): Thay đổi nhân khẩu học, năng suất và vai trò của công nghệ vừa được công bố ngày 13-11.

Theo ADB, nếu các chính phủ áp dụng những chính sách công nghệ phù hợp thì có thể thúc đẩy năng suất của các nền kinh tế đang già hóa, lúc đó dân số già hóa có thể là một lợi ích đối với các nền kinh tế.

Những quốc gia có tỉ lệ lão hóa nhanh và trình độ học vấn trên mức trung bình sẽ có lợi từ việc triển khai công nghệ tự động hóa và nâng cao năng suất lao động để bổ sung cho nguồn cung lao động thấp đối với công việc thường nhật.

Trong khi các quốc gia có tốc độ lão hóa chậm và trình độ học vấn dưới mức trung bình có thể ưu tiên những ứng dụng công nghệ trong giáo dục để giúp dân số trẻ hơn tiếp cận giáo dục chất lượng cao.

Tính toán của ngân hàng này cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân các nền kinh tế châu Á và Thái Bình Dương đã tăng gần 7 năm, từ 57,2 lên tới 63,8 tuổi trong giai đoạn từ năm 1990 tới 2017. Số năm học tập trung bình của nhóm người cao tuổi, từ 55 tới 64 tuổi, cũng đã tăng từ 4,6 vào năm 1990 tới 7,8 vào năm 2015.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho rằng xu hướng già hóa là không thể đảo ngược tại phần lớn khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nhưng các chính phủ có thể biến điều này thành một khoản "lợi tức bạc".

Ngày nay, người cao tuổi có trình độ học vấn cao hơn và khỏe mạnh hơn so với trong quá khứ. Những chính sách đúng đắn về công nghệ có thể mở rộng thời gian làm việc, tạo ra sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung.

Bất kể các điều kiện lão hóa và học vấn ra sao, báo cáo kêu gọi chính phủ cần có tư duy lại về giáo dục và đào tạo kỹ năng để bao gồm việc học tập suốt đời cũng như ứng dụng các công nghệ và phương pháp giúp công việc và môi trường làm việc trở nên phù hợp hơn với người lao động cao tuổi.

Thị trường lao động, an sinh xã hội và cải cách hệ thống thuế cũng sẽ khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc. Cuối cùng, những chính sách tạo thuận lợi cho việc di chuyển dòng vốn, lao động và công nghệ qua các biên giới sẽ hữu ích để giúp những quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học và ứng dụng công nghệ đối phó với vấn đề này.

Cần triển khai những biện pháp chính xác tùy thuộc vào điều kiện già hóa và giáo dục cụ thể của từng quốc gia, nhưng nhìn chung có bốn loại hình sau: già hóa nhanh hay chậm, và trình độ học vấn trên hoặc dưới mức trung bình.

Báo cáo của ADB nhận định.

Tại Việt Nam, theo dự báo của Bộ Y tế, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, với quá trình chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già chỉ diễn ra trong 15 năm.

N.BÌNH

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98