'Đầu tư nước sạch không phải là chạy theo mốt'

11/11/2019 16:40
11-11-2019 16:40:05+07:00

'Đầu tư nước sạch không phải là chạy theo mốt'

Theo quy định, dù nhà máy sản xuất nước sạch là cổ phần, tư nhân hay nhà nước thì việc bán nước sạch đến nguồn cấp cho dân vẫn là doanh nghiệp nhà nước.

* Mua nước mặt cao hơn giá nước sạch, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?

* Công ty Nước sạch Sông Đà miễn nhiệm tổng giám đốc

* Hà Nội ‘ưu ái’ nước sạch Sông Đuống, tỉ phú Thái Lan ‘trúng đậm’

* Có nên trao hết nước sạch vào tay tư nhân?

'Đầu tư nước sạch không phải là chạy theo mốt'

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, trong tâm điểm cuộc khủng hoảng nước sạch vẫn còn dư âm, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, đề nghị: “Phải xem lại toàn bộ các nhà máy nước đang bán nước sinh hoạt cho dân khai thác từ nguồn nào, sử dụng quy trình công nghệ gì? Nước bơm tới nhà dân có thực sự an toàn không? Ai kiểm tra, giám sát quá trình này?”.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội cấp thoát nước Việt Nam, cho biết đã có những văn bản pháp luật đưa hẳn hoạt động cấp nước vào dịch vụ công ích, trong đó quy định rõ những vấn đề liên quan đến đặt hàng, ký hợp đồng đối với cấp nước đô thị.

"Khi xác định cấp nước đô thị là dịch vụ công ích thì nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, phải ký hợp đồng, đấu thầu, đặt hàng với doanh nghiệp cấp nước hoặc doanh nghiệp có nhà máy nước đầu nguồn. Không có vai trò này của Nhà nước thì không phải là dịch vụ công ích" - ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, như vậy trong hoạt động này, Nhà nước là bên chủ trì còn doanh nghiệp là bên thực hiện thông qua việc đấu thầu, đặt hàng của Nhà nước. Doanh nghiệp này có thể là tư nhân hay cổ phần, song đều cần phải có cấp phép của Nhà nước mới được đầu tư làm nhà máy nước, sau đó việc bán nước cho dân không trực tiếp mà phải thông qua một đơn vị trung gian.

Đơn vị cung cấp dịch vụ này thông thường phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm quyền chi phối. Vì thông qua những đơn vị cung cấp này, Nhà nước quy định về khung giá bán cho dân.

Khung giá bán này được quy định tại Thông tư 88 của Bộ Tài chính, giá bán nước ở đô thị mức cao nhất là 12.000 đồng/m3, bán cho dịch vụ kinh doanh đến 18.000 đồng/m3. Hà Nội hiện đang ở mức giữa khoảng 6.000 đồng/m3.

Ông Hưng cũng đồng ý quan điểm rằng: "Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nước này không phải là chạy theo mốt. Nhà nước không thể cứ thả lỏng cho doanh nghiệp như thế được, bởi khó tránh trường hợp doanh nghiệp cứ cái gì rẻ là họ làm thôi. Họ mua về đường ống kém, máy móc thiết bị không tốt. Như vừa qua, doanh nghiệp không sử dụng thiết bị, đường ống đạt chuẩn, dây chuyền không đồng bộ nên mới liên tục xảy ra sự cố".

Phương Minh

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, HFIC phải là định chế đặc thù chủ lực của TP HCM mới

HFIC cần chuẩn bị tâm thế trở thành định chế tài chính đặc thù chủ lực của TP HCM mới thực hiện các dự án liên vùng quy mô lớn.

Điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo gì?

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đánh giá tác động từ sự gia tăng của các nguồn điện phân tán, nhất là điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu khai rành rọt những lần hối lộ nhóm cựu quan chức 3 tỉnh

Trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) khai rành rọt việc “đi quan hệ”, đưa hối lộ các cựu quan chức của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi...

Dự thảo Luật Thương mại điện tử có nhiều điểm mới, làm rõ khái niệm 'livestream bán hàng'

Dự thảo Luật Thương mại điện tử quy định, đối với chủ nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ định hoặc thành lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam để thực...

Nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ Trung Quốc tăng bất thường

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ 1.900mm trở lên từ Trung Quốc lên tới 430.000 tấn, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98