Đem đất của khách hàng bán cho xã hội đen ?

20/11/2019 22:00
20-11-2019 22:00:00+07:00

Đem đất của khách hàng bán cho xã hội đen ?

Tại dự án khu dân cư Sông Đà (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM), hàng trăm khách hàng đã đâm đơn tố cáo chủ đầu tư là Công ty Đại Hải đã lấy đất của họ đem bán cho xã hội đen.

Đem đất của khách hàng bán cho xã hội đen ?
Cư dân tố cáo Công ty Đại Hải và ANI lừa đảo
ẢNH: SƠN SƠN

Gần 16 năm ở trọ trong nhà mình

Trong đơn gửi đến Báo Thanh Niên, hàng chục khách hàng đại diện cho tập thể hơn 300 hộ dân đang trực tiếp sinh sống tại khu dân cư Sông Đà, cho biết năm 2001 dự án này được cơ quan chức năng phê duyệt cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng KN (sau này đổi tên thành Công ty Đại Hải) làm chủ đầu tư.

Đến tháng 3.2003, Công ty Đại Hải và chi nhánh Tổng công ty Sông Đà tại TP.HCM (sau đó đổi tên thành Công ty ANI) có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để đầu tư dự án xây dựng hạ tầng theo hình thức phân chia lợi nhuận. Cụ thể, Công ty Đại Hải được hưởng 40% tổng diện tích đất kinh doanh gồm 50 nền nhà biệt thự, 130 nền nhà liên kế Công ty ANI được hưởng 60% tổng diện tích đất kinh doanh gồm 96 nền nhà biệt thự, 143 nền nhà liên kế.

Nhiều lô đất bị ghi "đất đang tranh chấp".
ẢNH: SƠN SƠN

Từ năm 2003, khách hàng đã ký hợp đồng mua nền đất với Công ty Đại Hải và Công ty ANI và đã thanh toán toàn bộ giá trị chuyển nhượng cho chủ đầu tư, kể cả lệ phí thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ. Công ty Đại Hải và Công ty ANI cũng tiến hành bàn giao thực tế nền đất cho khách hàng xây nhà ở. Tuy nhiên đến nay dù đã làm nhà, ở ổn định gần 16 năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao sổ đỏ cho khách hàng.

Chính việc chậm trễ này của chủ đầu tư mà chúng tôi gặp rất nhiều vướng mắc trong cuộc sống như không được đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, xin cấp số nhà, xin lắp đặt điện, nước, đăng ký cho con đi học. Nhiều trường hợp khó khăn cũng không thể vay vốn ngân hàng do không có chứng từ sở hữu để thế chấp.

“Quá bức xúc, khách hàng từ mấy năm nay liên tục gặp chủ đầu tư cũng như cơ quan chức năng để yêu cầu Công ty Đại Hải làm sổ đỏ cho khách hàng nhưng tất cả đều không có sự hồi âm. Điều này khiến chúng tôi phải như ở trọ trong chính căn nhà của mình gần 16 năm qua”, bà Vũ Trà My, chủ lô đất D21 cho biết.

Đem một lô đất bán cho nhiều người

Không chỉ không làm sổ đỏ cho khách hàng, điều đáng nói Công ty Đại Hải lại còn đem đất đã bán cho khách hàng đem cầm cố ngân hàng và bán chồng chéo cho nhiều người khác nhau.

Đơn cử nền đất số 17, lô D Công ty Đại Hải bán cho ông Nguyễn Quốc Đạt, nhưng năm 2018 lô đất đã ra sổ đỏ đứng tên ông Dương Nghĩa Trung. Hiện lô đất trên bị ông Dương Nghĩa Trung thế chấp tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Xuyên Á. Hay nền số 4, lô P do vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai, ông Nguyễn Khoa đứng tên trên hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì ngày 22.6.2018 đã ra sổ đỏ cho bà Bồ Thanh Phương đứng tên. Thửa đất nói trên hiện đang bị vợ chồng bà Bồ Thanh Phương, ông Nguyễn Mạnh Hùng thế chấp tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Vũng Tàu-Côn Đảo.

Nền số 9, lô P do ông Vu Nam Bắc ký hợp đồng mua từ Công ty ANI thì đến ngày 22.6.2018 chủ đầu tư ra sổ đỏ cho ông Đinh Khắc Hành và bà Nguyễn Thị Huệ. Lô đất trên hiện cũng đang được thế chấp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Chợ Lớn...

“Công ty Đại Hải ra sổ đỏ cho một số cá nhân đơn cử như: Bồ Thanh Phương, Đinh Thị Bích, Đinh Thu Thủy, Đinh Khắc Hành, Nguyễn Thị Huệ, Dương Nghĩa Trung, Nguyễn Văn Minh. Mỗi cá nhân đứng tên sở hữu không dưới 3 thửa đất tại khu dân cư Sông Đà. Sau đó các cá nhân này tiếp tục sử dụng sổ đỏ được cấp đi thế chấp ngân hàng. Những sổ đỏ này đều được cấp trong giai đoạn từ tháng 2.2018-10.2019. Không dừng lại ở đó, hiện nay, tại khu dân cư Sông Đà thường xuyên có các đối tượng lạ mặt lai vãng, sẵn sàng hành hung, đe dọa tính mạng sức khỏe, cố tình đập phá tài sản, tranh giành, chiếm hữu nhà đất chúng tôi đang sinh sống, cản trở việc sinh hoạt, học tập, cư trú ổn định của chúng tôi, gây mất trật tự trị an khu phố. Đây là những đối tượng giang hồ đã được Công ty Đại Hải cầm cố, bán những lô đất đã bán cho chúng tôi”, bà Phạm Thị Diệu, chủ lô đất D05 bức xúc cho hay.

Trong bản tự khai gửi đến Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức do ông Nguyễn Hồng Khởi, đại diện Công ty Đại Hải viết, cho thấy có 122 nền đất đang được Công ty Đại Hải thế chấp tại các ngân hàng là Sacombank, Agribank, Vietcombank và Ngân hàng Đông Á.

Sợ bị bán đất đã mua, nhiều người phải dùng tôn quây đất lại.
ẢNH: SƠN SƠN

Trong khi đó, theo ông Đặng Tất Thành, Tổng giám đốc Công ty ANI, vào năm 2004 dự án triển khai, khi đó Công ty ANI hợp tác với Công ty Đại Hải để phân chia sản phẩm. Đến năm 2008 dự án hoàn thành, khi đó những lô đất của Sông Đà được chia đã bán hết cho khách hàng. Tuy nhiên, do pháp lý dự án là Công ty Đại Hải đứng tên nên khi ra sổ đỏ các lô đất của dự án thì vẫn ra tên Công ty Đại Hải. Điều đáng nói, khi cơ quan chức năng ra sổ đỏ cho các lô đất, thay vì đem sang tên cho khách hàng, Công ty Đại Hải lại đem cầm cố dự án tại ngân hàng. Không những thế, những lô đất đã bán cho khách hàng, một lần nữa Công ty Đại Hải lại đem bán chồng chéo cho các khách hàng khác.

“Mới đây nhất không hiểu lý do vì sao Công ty Đại Hải kết hợp với các ngân hàng giải chấp các cuốn sổ đỏ đang cầm cố vay tiền để đem bán, cầm cố cho các đối tượng xã hội. Rất nhiều sổ đỏ trong số này đã được sang tên cho các khách hàng khác dù người mua từ đầu đã xây nhà và ở ổn định. Mới đây xã hội đen đã đến quậy, đe dọa hành hung cư dân tại đây. Hiện Công ty ANI cũng là nạn nhân và đang kiện Công ty Đại Hải ra tòa”, ông Thành cho hay.

Đình Sơn

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...

Mỹ lần đầu đề xuất đàm phán cấp Bộ trưởng với Việt Nam

Lần đầu tiên, Hoa Kỳ chủ động đề xuất tổ chức đàm phán thương mại cấp Bộ trưởng với Việt Nam trong khuôn khổ vòng đàm phán Hiệp định song phương về Thương mại đối...

Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS

Việt Nam vừa chính thức trở thành Nước Đối tác của BRICS - một nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới. Đây là bước tiến quan trọng trong chính sách đối...

Vietnam Airlines khởi công 2 dự án gần 1.800 tỉ đồng tại sân bay Long Thành

Dự án cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Dự án bảo dưỡng máy bay số 1 do hai đơn vị thành viên của Vietnam Airlines thực hiện.

Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre làm Chủ tịch MobiFone

Thiếu tướng Trương Sơn Lâm, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, được điều động và bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone.

Drone và cuộc đua giảm phát thải

Tại buổi hội thảo Quốc tế Môi trường do Cộng đồng Lãnh đạo xanh (Green Leader Community – GLC) tổ chức vào sáng ngày 14/06, Võ Duy Quý – Giám đốc quốc gia Aonic...

"Chìa khóa" mở cánh cửa nội địa hóa ô tô

Cần nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để hiện thực hóa "giấc mơ" nội địa hóa ngành ô tô.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98