Doanh nghiệp làm giả hồ sơ, gian lận xuất xứ Việt Nam

15/11/2019 21:30
15-11-2019 21:30:45+07:00

Doanh nghiệp làm giả hồ sơ, gian lận xuất xứ Việt Nam

Hiện tượng hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến rồi xuất đi Mỹ được đánh giá là "không bình thường".

Tại cuộc làm việc của Tổ công tác Thủ tướng về chống gian lận xuất xứ chiều 15/11, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành rà soát lại quy định pháp lý để Việt Nam không thành điểm trung chuyển hàng hoá gian lận thương mại.

Hiện có 2 hình thức gian lận, một là thông qua xuất xứ ưu đãi C/O do Bộ Công Thương cấp để hưởng ưu đãi thuế quan; hai là gian lận xuất xứ không ưu đãi qua C/O do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam cấp để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lừa dối người tiêu dùng. Trong thương chiến Mỹ - Trung, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng đột biến như xơ sợi tăng 92%, điện và thiết bị điện 172%, 37 mặt hàng tăng trên 30%.

Ông Mai Tiến Dũng cho rằng, sẽ không có việc kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, nhưng với các mặt hàng nguy cơ thì cần có giải pháp để tránh doanh nghiệp trục lợi. "Các cơ quan cấp C/O phải xác định rõ trách nhiệm, chứ không thể nói là đã làm đúng cả. Chúng ta xác định tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng có cơ chế kiểm soát để không để xảy ra khả năng lợi dụng để gian lận xuất xứ", Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP

Nêu ý kiến sau đó, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, tỷ lệ C/O bị hải quan các nước yêu cầu xác minh xuất xứ trong tổng số giấy chứng nhận ưu đãi được cấp rất nhỏ. Song, có tình trạng doanh nghiệp làm giả C/O để gian lận xuất xứ, thậm chí thương nhân nước ngoài làm giả xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên các thành viên Tổ công tác cho rằng, tỷ trọng nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc tăng đột biến, rồi xuất sang Mỹ là "không bình thường".

Ông Hoàng Việt Cường (Tổng cục Hải quan) cho biết, hiện tượng gian lận xuất xứ hiện nổi lên chủ yếu với hàng nhập từ Trung Quốc rồi xuất sang Mỹ, EU - hai thị trường nhiều khả năng bị nước nhập khẩu áp thuế nếu hàng hoá Việt Nam không "chuẩn hoá" việc ghi nhãn mác. Ông đề nghị, tổng rà soát lại văn bản liên quan, các quy chế... để có cơ sở pháp lý chặt chẽ. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói, cần đánh giá lại trách nhiệm rõ hơn về kiểm tra xuất xứ hàng hoá. "Ở đây không loại trừ năng lực nhận thức của doanh nghiệp rồi vấn đề trong quản lý Nhà nước khiến doanh nghiệp trục lợi", ông Ngọc nói.

Đồng tình với các vấn đề trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ ra nguyên nhân khiến tình trạng gian lận xuất xứ gia tăng là hành lang pháp lý chưa theo kịp thực tiễn.

"Quy định pháp luật về xuất xứ không cụ thể, nhất là với hàng trong nước, chưa bao quát được chế tài xử phạt và chưa đủ sức răn đe. Đáng lo ngại là tình trạng thiếu trách nhiệm của cơ quan cơ sở, nên nếu không cân nhắc kỹ, buông lỏng trong quản lý thì tạo khoảng trống pháp lý và kẽ hở trong gian lận, giả mạo xuất xứ và chuyển tải không hợp pháp", ông Dũng nói.

Vì thế, Tổ trưởng Tổ công tác Chính phủ đề nghị, các Bộ, ngành nghiêm túc xem xét lại, sớm trình những điểm bất hợp lý, báo cáo Chính phủ để ứng xử kịp thời. Ông cũng đề nghị Bộ Công Thương sớm hoàn thiện Thông tư quy định thế nào là hàng "made in Vietnam" bởi đây là một trong những quy định pháp lý quan trọng ngăn ngừa gian lận thương mại, xuất xứ hàng hoá.

Anh Minh

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN TỨC MÃ CHỨNG KHOÁN




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98