'Doanh nghiệp nhà nước cái gì cũng phải xin, không phải xin bố mà xin đến ông cố'

15/11/2019 17:04
15-11-2019 17:04:47+07:00

'Doanh nghiệp nhà nước cái gì cũng phải xin, không phải xin bố mà xin đến ông cố'

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh - đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn - bộc bạch như vậy tại buổi thảo luận tại tổ về Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp ngày 15-11, sau khi 2 dự luật này được trình bày trước Quốc hội.

Doanh nghiệp nhà nước cái gì cũng phải xin, không phải xin bố mà xin đến ông cố - Ảnh 1.
Chủ tịch PVN bày tỏ mong muốn được làm DN tư nhân hơn là DNNN - Ảnh: Quốc hội

Trái ngược với việc nhiều doanh nghiệp muốn làm doanh nghiệp nhà nước, chủ tịch Trần Sỹ Thanh lại bày tỏ mong muốn PVN được như doanh nghiệp tư nhân.

Ông đặt vấn đề: "Phải chăng DNNN được ưu ái, tiếp cận nguồn lực dễ hơn cũng có phần đúng. Nhưng nhìn ngành dầu khí chúng tôi, bản chất làm bao nhiêu phải nộp hết bấy nhiêu, không giữ gì, chỉ giữ một phần lại để tái đầu tư thôi, còn lại nộp hết, mà cũng không thấy ưu ái gì hơn cả".

Ông Thanh cho rằng trong khi không được ưu ái gì thì thủ tục với DNNN lại vô cùng phức tạp, khi phải sống "trong một ngôi nhà ngũ đại đồng đường".

Chủ tịch PVN ví doanh nghiệp đã trưởng thành đến thế hệ thứ 5, làm ăn cũng như "va đập" rồi nhưng động cái gì cũng phải xin, "không phải xin bố mình mà xin đến ông cố, là có thật".

"Cho nên DNNN chỉ mong muốn trở thành doanh nghiệp tư nhân" - ông Thanh so sánh mong muốn này giống như tư nhân muốn thành DNNN để tiếp cận các nguồn tài nguyên, tài chính nhẹ nhàng hơn.

Ông lấy ví dụ thực tế từ Tập đoàn PVN, có công ty cổ phần thực hiện việc chuyển tiền từ năm ngoái (2018) đến nay là 40 triệu đô (khoảng 800 tỉ đồng) về Việt Nam trong một hợp đồng liên doanh, đã hoàn thành xong nhiệm vụ và thực hiện rút tiền, nhưng vẫn không lấy tiền ra tiêu được.

"800 tỉ với đơn vị không phải lớn nhưng với đơn vị khác thì là lớn, một năm trời lãi tiền gửi ngân hàng, người ta đi vay thì thiệt hại bao nhiêu tiền. Họ thậm chí nhờ tôi tác động đến các bộ ngành đến giờ vẫn chưa xong" - ông Thanh sốt ruột kêu.

Ông nêu vấn đề hiện nay là do hệ thống luật của mình "cực kỳ phức tạp", dẫn tới rút tiền về mà không chi được, tiền nằm ở ngân hàng mà không giải tỏa được.

Cho rằng luật pháp hiện nay đang có vấn đề, xung đột từng câu, từng chữ nên ông Thanh cho rằng không có cách làm luật bài bản và chuyên nghiệp hơn thì rất khó hiệu quả.

Với quan điểm "có khi không sửa thì ít sai, càng sửa càng sai" trong việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp, ông Thanh cho rằng mỗi người chỉ tiếp cận một góc vấn đề, hoặc một hiện tượng, nhưng không hiểu được rằng để vận hành cả bộ máy hành chính, bộ máy của các DN, thì cần chạy cả mô hình.

Do đó, ông đề nghị Chính phủ nên dành thời gian, công sức để thiết lập các mô hình giả định, giao cho nhóm công tác của các bộ ngành chạy song song luật cũ và luật mới, xem luật mới có ưu việt hay không, có đạt được mong muốn quản lý hay không. Mục tiêu là từ đó phát hiện ngay xung đột pháp luật và để luật mới ban hành chặt chẽ.

Sẽ thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Trước đó trong tờ trình Chính phủ nêu vấn đề sửa đổi quy định về DNNN, như tỉ lệ vốn góp có quyền biểu quyết của nhà nước (trên 50%), bổ sung quy định để mở rộng phạm vi đối tượng liên quan lãnh đạo doanh nghiệp, quy định công khai thông tin doanh nghiệp, cổ phần ưu đãi biểu quyết...

Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế - nêu trong báo cáo thẩm tra rằng việc thay đổi khái niệm DNNN như quy định tại dự thảo luật là một vấn đề lớn, quan trọng, đề nghị đánh giá kỹ tác động; đồng thời nghiên cứu xác định tỉ lệ nắm giữ vốn góp hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của nhà nước.

NGỌC AN

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...

Liên danh có Tập đoàn Phương Trang trúng thầu dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Liên danh gồm Tập đoàn Phương Trang với 2 doanh nghiệp trúng thầu đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với giá trị gần 11.924 tỉ đồng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Khởi công siêu dự án 44,000 tỷ ở Đà Nẵng

Sáng 22/06, Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chính thức được khởi công tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khu thương mại tự do

Sáng 22/06, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng đã được tổ chức long trọng, với sự tham dự của...

Quyết sách quan trọng của tỉnh Đồng Nai để phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ hiến kế giúp tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98