Masan Resources vượt khó khăn để mở rộng thị phần

08/11/2019 15:27
08-11-2019 15:27:42+07:00

Masan Resources vượt khó khăn để mở rộng thị phần

Việc giá kim loại và khoáng sản sụt giảm mạnh trong thời gian qua khiến các doanh nghiệp như CTCP Tài nguyên Masan (UPCoM: MSR) gặp không ít khó khăn. Công ty này đã định hướng phát triển bền vững đi cùng với tự chủ về nguồn nguyên liệu, hạn chế bị ảnh hưởng giá thị trường.

Thách thức chung của thị trường

Những năm gần đây, giá kim loại và khoáng sản trên thế giới và khu vực giảm sâu. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại này đến dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới khiến người mua vonfram, đồng và bismuth thận trọng hơn.

Hai thị trường tiêu thụ vonfram lớn nhất là ngành công nghiệp ô tô và hàng không đều bị giảm sản lượng. Doanh số tiêu thụ ô tô của Trung Quốc và Mỹ đều giảm lần lượt là 12% và 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong ngành công nghiệp hàng không, lượng đơn đặt hàng của hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất là Boeing và Airbus đều giảm lần lượt là 74% và 18% so với cùng kỳ năm trước.

Sự sụt giảm của hãng Boeing là do tác động kép bởi vấn đề an toàn liên quan đến máy bay Boeing 737 Max. Thêm vào đó, thị trường vonfram bất ổn do bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về việc Fanya bán lượng vonfram dự trữ tại Trung Quốc và chưa chắc chắn về giá mà Fanya sẽ bán. Sàn giao dịch kim loại Fanya có khoảng 29,000 tấn sản phẩm vonfram ở các dạng khác nhau, tương đương 1/4 sản lượng vonfram tại Trung Quốc.

Thách thức chung của thị trường khiến các doanh nghiệp khai khoáng trong nước gặp rất nhiều khó khăn: Chi phí sản xuất tăng cao, nhiều dự án chế biến không được đầu tư theo quy hoạch, hoặc đã đầu tư nhưng sản xuất cầm chừng với sản lượng rất thấp, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, tồn kho một số loại khoáng sản với khối lượng lớn, nhiều mỏ phải tạm thời đóng cửa.

Khi khó khăn là “lửa thử vàng”

Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo - Masan Tài Nguyên (NuiPhao Mining - MSR) không phải ngoại lệ trong bối cảnh khó khăn chung. Song, NuiPhao Mining - MSR đã ứng phó với khó khăn và từng bước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.

Khai thác mỏ đa kim Núi Pháo được xem là mỏ phức hợp nhất thế giới với 4 dòng sản phẩm trên một thân quặng duy nhất, Công ty đã áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, liên tiếp đầu tư các dây chuyền sản xuất và kỹ thuật hiện đại để không chỉ tối đa hóa tỷ lệ thu hồi khoáng sản mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và tối đa hóa giá trị nguồn tài nguyên.

Dây chuyền chế biến hiện đại tại MSR.

Đáng chú ý, tháng 9/2019, MSR đã ký hợp đồng mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck - nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram công nghệ cao “midstream”. Thỏa thuận này giúp MSR tạo ra dòng tiền ổn định qua các chu kỳ thị trường, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3.5 lần, từ 1.3 tỉ USD lên 4.6 tỉ USD và là bước đi chiến lược trong mục tiêu trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao.

Như vậy, MSR đã vạch rõ lộ trình trong những năm tới: Mở rộng thị phần APT của Công ty từ 36% lên 50% hoặc lớn hơn bằng cách tăng công suất của Nhà máy Hóa chất Vonfram lên 12,000 tấn vào năm 2021; củng cố nguồn cung nguyên liệu vonfram và khả năng tái chế vonfram để đảm bảo việc cung ứng bền vững.

Khu vực trạm nghiền tại nhà máy chế biến khoáng sản.

Phát triển bền vững đi cùng đóng góp cho xã hội

Tại MSR, trọng tâm nguồn nhân lực của Công ty chính là các lao động tại địa phương: 79% lao động là người tỉnh Thái Nguyên, 49% lao động là người bị ảnh hưởng bởi Dự án Núi Pháo, 14% lao động đến từ các tỉnh khác và 7% là lao động nước ngoài.

Trong quá trình xây dựng mỏ và thực hiện việc vận hành nhà máy chế biến, Công ty và các nhà thầu của dự án đã sử dụng, tạo việc làm, thu nhập cho khoảng 2,000 lao động địa phương, trong đó có khoảng 1,000 người từ các gia đình bị ảnh hưởng do thu hồi đất cho dự án. Từ năm 2016-2018, Công ty đã đóng góp 3,200 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước và đóng góp mỗi năm 1 triệu USD vào các chương trình an sinh xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, MSR tiếp tục thực hiện các sáng kiến phát triển cộng đồng, Công ty đóng góp trên 5 tỷ đồng hàng năm cho các hoạt động về môi trường, kinh tế và xã hội. Các chương trình của Công ty tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, góp phần tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân.

MSR đồng hành cùng người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Ông Võ Tiến Dũng, Giám đốc Đối ngoại, cho biết: MSR xác định các mục tiêu phát triển bền vững là nền tảng cho các hoạt động phát triển. Năm 2018, MSR đã có những bước tiến lớn về quản trị phát triển bền vững.

Thứ nhất, Công ty đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. Thứ hai, MSR không ngừng cải thiện lĩnh vực quản trị bền vững thông qua việc thành lập Tiểu ban Sức khỏe, Môi trường, An toàn và Bền vững như một công cụ để đo lường và thúc đẩy những hoạt động phát triển bền vững trong nội bộ Công ty cũng như đối với các nhà thầu”.

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98