Mở cho tư nhân mua bán nợ 8 triệu tỉ đồng

18/11/2019 09:16
18-11-2019 09:16:58+07:00

Mở cho tư nhân mua bán nợ 8 triệu tỉ đồng

Muốn thu hút được tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào thị trường nợ lên tới 8 triệu tỉ đồng, theo các chuyên gia, Chính phủ phải tạo ra sân chơi với luật lệ rõ ràng, thay vì tù mù, đầy rào cản pháp lý.

* Chỉ có 3/23 nhà băng có nợ xấu giảm so với đầu năm

* Nợ xấu - Niềm vui chưa trọn của ngân hàng?

* 'Rất nhiều khoản vay dự án BOT có nguy cơ thành nợ xấu'

Mở cho tư nhân mua bán nợ 8 triệu tỉ đồng
Một dự án nợ xấu chưa giải quyết được. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nợ xấu chưa đẹp

Sau 8 năm tiến hành “đại phẫu cục máu đông nợ xấu”, đến nay theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành được kéo xuống còn 1,98% tổng dư nợ. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu hiện là 4,84%.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết thêm, từ năm 2012 đến cuối tháng 8.2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 968.890 tỉ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 629.200 tỉ đồng, chiếm 64,94% tổng nợ xấu xử lý, còn lại là bán nợ (bao gồm bán nợ cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 35,06%.

Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu ra đời, lũy kế từ 15.8.2017 đến cuối tháng 8.2019, có thêm 236.800 tỉ đồng nợ xấu được giải quyết, không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản nợ bán cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt, tương đương 24% tổng số xử lý trong 7 năm qua. Như vậy, với tỷ lệ 4,84% kể trên, quy mô nợ xấu còn lại cần xử lý đến cuối tháng 8.2019 còn khoảng 368.300 tỉ đồng.

Tuy nhiên, số nợ xấu đã được dọn dẹp mới chỉ “đẹp” trên sổ sách của các nhà băng, còn nếu bóc tách kỹ thì vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Kể từ sau khi VAMC ra đời, nợ xấu của hệ thống TCTD công bố thường phải bao gồm nợ ngoại bảng đã bán cho VAMC. Ngoài ra, nếu tính luôn nợ đã được các NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Quyết định 780 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN có khả năng chuyển thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của các NH VN luôn cao hơn con số tỷ lệ nợ xấu nội bảng công bố định kỳ của NHNN.

Đáng nói, do thiếu thị trường mua bán nợ tập trung nên VAMC mới chỉ tạm giải quyết được đầu mua, tức “nhốt” nợ vào kho, việc xử lý ở đầu bán còn rất vướng mắc. Đó là chưa kể với các TCTD yếu kém, thuộc diện tái cơ cấu hoặc vẫn chưa chuyển đúng nhóm nợ hoặc được phép chuyển nhóm và thoái thu lãi, trích lập dự phòng dần trong khoảng thời gian 5 - 10 năm theo đề án tái cơ cấu. Điều này nhằm tránh việc một khoản vay của khách hàng nếu bị một nhà băng chuyển nhóm trên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thì các khoản vay còn lại đang ở những TCTD khác cũng bị chuyển lên nhóm cao nhất theo quy định, có thể đẩy tỷ lệ nợ xấu toàn ngành lên cao hơn.

“Chợ” mua bán nợ èo uột, thiếu luật chơi

Trao đổi với Thanh Niên, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư VN (BIDV), cho biết hiện việc mua bán nợ xấu đang được thực hiện vòng vo trên mấy chủ thể là VAMC, Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính, các công ty mua bán nợ của ngân hàng (AMC). Trong đó, các công ty AMC và NH chỉ chú trọng xử lý nợ của bản thân và chưa tham gia mua bán với các tổ chức khác.

Việc thiếu vắng khối tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, theo ông Lực do Nghị quyết 42 mới chỉ là thí điểm và tập trung vào nợ xấu, không bao gồm các khoản nợ khác. “Tổng dư nợ toàn nền kinh tế 8 triệu tỉ đồng, nhưng từ trước đến nay việc mua bán nợ chỉ loanh quanh mấy NH và VAMC. Phải mở cửa cho tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra một thị trường mua bán nợ thực sự mới giải quyết được căn cơ nợ xấu, cũng như khơi thông dòng vốn tín dụng”, ông Lực đề nghị.

Chuyên gia này đề xuất thêm, Bộ Tài chính phải ban hành được nghị định về thị trường mua bán nợ, trong đó có “đầu mối” đứng ra tổ chức như một sân chơi minh bạch, đầy đủ thông tin, cơ chế mua - bán, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, định giá tài sản: “Hàng hóa được giao dịch có thể bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, nợ doanh nghiệp tại ngân hàng gồm cả nợ tốt và nợ xấu. Nợ cá nhân như thẻ tín dụng, khoản vay cho vay mua nhà, ô tô... cũng có thể đưa lên thị trường mua bán nợ với điều kiện gom lại thành một gói. Điều quan trọng nữa là các khoản nợ phải được minh bạch để người mua, người bán có đủ thông tin giao dịch”.

Nói về đề xuất này, chiều 17.11 một lãnh đạo NHNN cho biết cũng đang mong muốn mở cửa thị trường nợ xấu, thu hút thêm nguồn lực từ tư nhân và đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tuy nhiên vướng nhất hiện nay nằm ở cơ chế xác lập tài sản sở hữu, xử lý các tài sản đảm bảo.

Thực tế Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa công bố, chỉ số đăng ký tài sản (1 trong 10 chỉ số đo lường, đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam) mới xếp thứ 60/140 quốc gia.

Theo khảo sát của WB, để đăng ký được tài sản ở Việt Nam, cá nhân và tổ chức phải trải qua 5 thủ tục, với 53,5 ngày làm việc. Trong đó có những thủ tục thời gian thực hiện rất dài, chẳng hạn đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thời gian thực hiện 21 ngày.

Anh Vũ

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 15-7, sẽ hoàn tất chi trả đợt 1 liên quan hơn 43.000 trái chủ vụ án Trương Mỹ Lan

Tính đến ngày 17-6, tổng số tiền dự kiến chi trả trong đợt 1 cho người được thi hành án lên đến 8.694 tỉ đồng.

NHNN rút ròng nhẹ trên thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng nhích tăng

Trong tuần từ 09-16/06/2025, thanh khoản hệ thống ngân hàng duy trì trạng thái ổn định và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện hút ròng trên thị trường mở.

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2,000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững 

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, ngày 11/06/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank...

4 kinh nghiệm gửi tiết kiệm an toàn, lãi suất cao

Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn với lãi suất hấp dẫn nhất và cách tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản tiền gửi.

Rủi ro sụt giảm tỷ lệ CASA

Trong ngành ngân hàng, tỷ lệ CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) phản ánh khả năng huy động nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc hàng loạt các hộ kinh...

Tỷ giá ngày 16/6: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại cùng bật tăng

Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng 18 đồng, lên mức 24.993 VND/USD; và với biên độ giao dịch ±5%, tỷ giá trần ngày 16/6 là 26.242 VND/USD và tỷ...

Đồng USD tiếp tục trượt giá

Dù có thời điểm phục hồi sau khi Israel tấn công Iran, đồng USD vẫn ghi nhận xu hướng giảm trên thị trường quốc tế trong tuần từ 09–13/06/2025.

MB chính thức tặng miễn phí: App quản lý bán hàng, xuất hóa đơn điện tử chỉ cần điện thoại

Ngày 14/06/2025, hưởng ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) chính...

Làm thế nào để thúc đẩy thanh toán số?

Tại hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” được tổ chức sáng ngày 14/06/2025, các chuyên gia đề xuất giải pháp để thúc đẩy thanh toán...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy thanh toán sáng tạo, an toàn

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng cần phải hoàn thiện thể chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình thanh toán sáng tạo, đồng thời đảm bảo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98