Nhà máy thông minh có thể tạo ra 2.200 tỉ đô la năm 2023

13/11/2019 22:29
13-11-2019 22:29:56+07:00

Nhà máy thông minh có thể tạo ra 2.200 tỉ đô la năm 2023

Khi công nghệ phát triển, cách mà ngành công nghiệp sản xuất cũng thay đổi nhanh chóng. Trên khắp thế giới, nhiều công ty đang áp dụng các công nghệ số hóa và tự động hóa vào hoạt động sản xuất để nâng cao năng suất, hứa hẹn đóng góp thêm cho nền kinh tế toàn cầu 2.200 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023.

Một nhà máy thông minh của Schneider Electric ở TP. Batam, Indonesia. Ảnh: Schneider Electric

Nhiều doanh nghiệp lớn rục rịch đầu tư

Mới đây, Viện Nghiên cứu Capgemini (Pháp), công bố một báo cáo nghiên cứu với nhận định các nhà máy thông minh có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 1.500-2.200 tỉ đô la vào năm 2023. Con số này có được nhờ năng suất tăng cao, chất lượng và thị phần cũng như dịch vụ khách hàng được cải thiện.

Đây là báo cáo dựa vào kết quả khảo sát với hơn 1.000 lãnh đạo của các công ty sản xuất ở 13 nước trên thế giới đang có những sáng kiến về  nhà máy thông minh. Qua đó, mô tả nhà máy thông minh là những nhà máy tận dụng sức mạnh của “các công nghệ và nền tảng số hóa” để cải thiện mạnh mẽ năng suất, chất lượng, tính linh động và dịch vụ.

Báo cáo cũng chỉ ra những thay đổi đáng chú ý trong ngành công nghiệp sản xuất mới xuất hiện trong những năm gần đây. Chẳng hạn, trong năm 2019, có 68% trong số các công ty được khảo sát cho biết họ đang triển khai các dự án nhà máy thông minh so với tỷ lệ 43% trong năm 2017.

Theo dự báo, các công ty trong cuộc cuộc khảo sát sẽ gia tăng số lượng nhà máy thông minh thêm 40% trong 5 năm tới. Đồng thời mức tăng đầu tư hàng năm cho các nhà máy này lên gấp 1,7 lần so với 3 năm qua.
Một trong những công ty đang đầu tư lớn cho các dự án nhà máy thông minh là Công ty sản xuất thiết bị điện và điện tử Schneider Electric (Pháp) nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu do tạp chí Fortune bình chọn.

Schneider Electric đang tập trung phát triển các công cụ số hóa để tích hợp vào các nhà máy thông minh của công ty này ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Mexico.

Mourad Tamoud, Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu của, Schneider Electric, nói: “Chúng tôi khởi động chỉ một dự án thí điểm lớn cách đây vài năm nhưng đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ có 70 nhà máy thông minh được chứng nhận bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)”.

Vẫn còn nhiều khó khăn khi triển khai

Tầm quan trọng của mạng 5G, thế hệ thứ 5 của mạng di động, cũng được nhắc đến trong báo cáo. Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Capgemini cho rằng mạng 5G sẽ đóng vai trò then chốt để giúp hiện thực hóa các sáng kiến nhà máy thông minh. Bởi lẽ, các tính năng ưu việt của mạng 5G cho phép các nhà sản xuất triển khai hoặc nâng cao các ứng dụng theo thời gian thực và có độ tin cao.

Song báo cáo cũng cho biết trong số các công ty đang áp dụng sáng kiến nhà máy thông minh, chỉ có 14% nói rằng sáng kiến của họ đang thành công. Nhưng có đến 60% cho biết họ gặp khó khăn khi mở rộng các dự án nhà máy thông minh.

Họ chỉ ra 3 thách thức đang cản trở sự phát triển của các nhà máy thông minh bao gồm: năng lực triển khai và tích hợp các công nghệ và nền tảng số hóa; mức độ sẵn sàng dữ liệu và an ninh mạng; năng lực phát triển các kỹ năng mềm (kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề) và “kỹ năng lai” (hybrid skills), tức sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật.
Theo báo cáo, các nước dẫn đầu về năng lực phổ cập nhà máy thông minh lần lượt là Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Các nước Hàn Quốc, Mỹ và Pháp xếp ở các vị trí tiếp theo.

Jean-Pierre Petit, Giám đốc bộ phận nghiên cứu giải pháp sản xuất số hóa của Capgemini, nói: “Một nhà máy thông minh là một hệ sinh thái phức tạp và sống động, nơi tính hiệu quả của các hệ thống sản xuất là mục tiêu tiếp theo chứ không phải năng suất của người lao động. 

Để khai phá tiềm năng của nhà máy thông minh, các công ty cần thiết kế và thực hiện một chương trình quản trị mạnh mẽ đồng thời phát triển văn hóa vận hành sản xuất dựa trên dữ liệu.

Hôm 13-11, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết Hàn Quốc sẽ xây dựng 30.000 nhà máy thông minh và 10 khu công nghiệp thông minh vào năm 2022 như là một phần của nỗ lực ứng phó với sự suy giảm của lực lượng dân số trong độ tuổi lao động. Hãng tin Yonhap đưa tin ông Hong Nam-ki nói rằng số lao động làm việc ở các nhà máy và khu công nghiệp thông minh này sẽ vào khoảng 100.000 người.

Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) của Hàn Quốc sẽ giảm mạnh trong những thập niên tới. Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc dự báo dân số của Hàn Quốc sẽ rơi về mức 39 triệu người vào năm 2067 so với mức 51,9 triệu người hiện nay. Vào thời điểm đó, số người trên 65 tuổi có thể chiếm đến 46,5% dân số Hàn Quốc. Dân số già hóa nhanh chóng sẽ gây gánh nặng cho xã hội và kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.

Khánh Lan

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...

Tin vui của Fed: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn

Giá tiêu dùng Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5, cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump chưa tác động đáng kể đến lạm phát.

Mặt trái của chính sách “Made in China”: Dư thừa công suất và căng thẳng thương mại

Câu chuyện thành công của Made in China 2025 không chỉ có mặt tích cực. Phía sau những con số ấn tượng là cả một loạt vấn đề từ lãng phí nguồn lực đến xung đột...

Elon Musk thừa nhận "hối hận” sau cuộc đấu khẩu gay gắt với Tổng thống Trump

Sau cuộc đấu khẩu công khai làm dậy sóng dư luận trong tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận "hối hận" về những bài đăng chỉ trích gay gắt Tổng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98