Nhà sáng lập chuỗi Món Huế đột ngột xuất hiện: 'Tôi vẫn ở TP.HCM'

15/11/2019 09:37
15-11-2019 09:37:29+07:00

Nhà sáng lập chuỗi Món Huế đột ngột xuất hiện: 'Tôi vẫn ở TP.HCM'

"Tôi vẫn ở đây, ở TP.HCM. Không đi đâu cả với những người có liên quan, trong đó có cả nhà cung cấp".

Nhà sáng lập chuỗi Món Huế đột ngột xuất hiện: Tôi vẫn ở TP.HCM - Ảnh 1.
Ông Huy Nhật trong buổi gặp với Tuổi Trẻ Online - Ảnh: T.T.D.

Ông Huy Nhật, nhà sáng lập Món Huế, cho biết đang nỗ lực giành lại quyền điều hành Công ty Huy Việt Nam cũng như Công ty Món Huế từ các nhà đầu tư ngoại trong một vụ án tranh chấp thuơng mại tại tòa án Hong Kong.

Ngày 14-11, sau một thời gian được cho là "biến mất", ông Huy Nhật, chủ tịch Công ty Huy Việt Nam, công ty mẹ của chuỗi Món Huế, bất ngờ xuất hiện và trả lời truyền thông trước tình trạng ngổn ngang của chuỗi Món Huế những ngày qua.

Tôi vẫn ở TP.HCM

Đặc biệt là công ty này đang có công nợ với hàng trăm nhà cung cấp, bị tố nợ tiền lương nhân viên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhà sáng lập Món Huế cho biết ông đang nỗ lực giành lại quyền điều hành Công ty Huy Việt Nam cũng như Công ty Món Huế từ các nhà đầu tư ngoại trong một vụ án tranh chấp tại tòa án Hong Kong. 

"Tôi đã bị loại ra khỏi doanh nghiệp mình sáng lập mà không hề hay biết và hiện nay đang cố giành lại nó. Tôi nghĩ rằng cho đến khi có kết quả, tôi mới có đủ quyền hành cũng như nghĩa vụ pháp lý để giải quyết các vấn đề hiện nay từ nợ lương nhân viên đến công nợ với nhà cung cấp. Tuy nhiên, sức ép lên danh dự cá nhân, gia đình và cả tương lai phía trước quá lớn, tôi phải xuất hiện. Đây là cú sốc lớn", ông Huy Nhật nói trong buổi trả lời phỏng vấn với Tuổi Trẻ Online.

Ông Huy Nhật cho biết quyết định xuất hiện lúc này sau khi đã vượt qua những bối rối có cả khủng hoảng chỉ để khẳng định: "Tôi vẫn ở đây, ở TP.HCM. Không đi đâu cả với những người có liên quan, trong đó có cả nhà cung cấp".

"Tuy nhiên, hiện nay tôi không còn điều hành, không còn là đại diện pháp lý nên không biết lấy tư cách gì để thanh toán cho người ta. Tôi nói chuyện với luật sư, họ nói dù muốn thanh toán công nợ cho những nhà cung cấp hay trả nợ lương nhân viên thì cũng cần dựa trên pháp lý", ông này nói.

Theo ông Huy Nhật, dù muốn "chia sẻ với các nhà cung cấp, những người đã đồng hành với mình trong thời gian dài" nhưng không thể vì "tôi không còn quyền hành để xử lý".

"Sắp tới, tôi sẽ cử đại diện làm việc với nhà cung cấp để tìm hiểu rõ công nợ và sẵn sàng trả theo đúng nghĩa vụ liên quan đến mình", ông Huy Nhật nói tiếp.

Nghĩa vụ được ông Huy Nhật đề cập ở đây chính là trách nhiệm cổ đông sở hữu 30% Công ty Huy Việt Nam mà ông cho rằng đến nay mình vẫn là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này dù quyền hành không còn nữa.

Điều gì xảy ra với Món Huế?

Nói về câu chuyện sụp đổ của Món Huế, ông Huy Nhật cho biết chuỗi đã làm việc với nhà đầu tư nước ngoài hơn 6 năm nay khi đang ở giai đoạn 11 cửa hàng. Đến nay chuỗi đã trải qua 4 vòng gọi vốn (series D) với số vốn huy động hàng chục triệu USD.

Theo lời kể của ông Huy Nhật, khoảng hai năm gần đây do sức ép của thị trường nên có nhiều thay đổi, và Công ty Huy Việt Nam đã bổ sung những món mới từ Hàn đến Nhật và cả đưa thương hiệu trà Đài Loan về để bù đắp lại sự sụt giảm dần của Món Huế hay Phở Ông Hùng sau thời gian tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên, từ tháng 5-2019, cuộc tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà sáng lập bắt đầu khi các nhà đầu tư ngoại muốn thêm quyền trong công ty bằng cách yêu cầu tăng thêm số ghế trong hội đồng quản trị công ty.

Theo thỏa thuận lúc nhận vốn đầu tư, số ghế trong hội đồng quản trị sẽ được chia đều mỗi bên 3 ghế nhưng lúc này nhà đầu muốn tăng thêm một ghế và ông Huy Nhật nói rằng mình "không thể chấp nhận thỏa thuận này".

"Đầu tháng 10-2019, một người phụ trách pháp lý của tôi tình cờ phát hiện đại diện pháp luật của Công ty Huy Việt Nam bị thay đổi, điều đó cũng đồng nghĩa vai trò pháp luật với vận hành của Món Huế của tôi không còn nữa. Tôi cũng chưa gặp và không biết ông Nguyễn Quỳnh Anh, người đại diện pháp luật mới của Công ty Huy Việt Nam".

Đỉnh điểm là ngày 5-10, trụ sở công ty xảy ra chuyện khi có người đến can thiệp, bố ráp và ngăn cản hoạt động của các doanh nghiệp. Kể từ đó, hoạt động của công ty bị ảnh hưởng, tâm lý nhân viên cảm thấy bất an và rã dần.

Vậy còn các cáo buộc ông và cộng sự đã có giao dịch và hoạt động đáng ngờ, bao gồm khoản thất thoát đáng kể tiền quỹ đầu tư cùng với việc đóng cửa quy mô lớn hàng loạt cửa hàng tại Việt Nam khi chưa có sự chấp thuận từ các nhà đầu tư?

Nhà sáng lập chuỗi Món Huế cho biết từ khi quỹ rót tiền đầu tư, các nhân sự chủ chốt là người của quỹ, và bản thân ông Huy Nhật chỉ lo phát triển thị trường, vì thế các con số báo cáo Món Huế lỗ 50 tỉ hay lũy kế nợ phải trả lên 800 tỉ đồng là "chưa thể xác nhận" vì "không thể tiếp cận về thông tin tài chính lúc này".

"Những sai lầm dẫn đến kết quả cũng là người của họ nhưng họ lại cáo buộc, quy về lỗi của tôi và nhóm điều hành... Nhà đầu tư ngoại có thể họ chỉ mất tiền nhưng với bản thân tôi thì mất nhiều hơn", nhà sáng lập Món Huế nói.

N.BÌNH

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng hóa thứ 8 của Singapore

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 16,23 tỷ SGD, tăng 28,07% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó xuất khẩu tăng...

TP.HCM tháo vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Sở NN&MT TP.HCM vừa có báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công các dự án được ghi vốn bồi thường trong năm 2024, năm 2025.

TP.HCM giao cho các siêu thị triển khai 'Tick xanh trách nhiệm'

Sở Công Thương TP.HCM đã vận động và đã có bốn sàn lớn tham gia "Tick xanh trách nhiệm".

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2025) sáng 21/06, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát huy truyền thống vẻ vang...

Đồ gỗ Việt Nam trước sức ép chi phí logistics xanh

Các quy định mới từ Liên minh châu Âu, Tổ chức Hàng hải Quốc tế và loạt cam kết khí hậu đang buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải đo lường và giảm phát thải carbon...

Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt để triển khai 25 dịch vụ công toàn trình

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu hành động quyết liệt, đồng bộ để triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hướng tới...

Đường dây 3 doanh nghiệp sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP

Đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP hoạt động bài bản bởi hệ sinh thái là 3 công ty, quảng cáo rầm rộ thông qua nhiều người nổi tiếng.

Tập đoàn HP của Mỹ muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD

Trưa 20/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP...

Phó Thủ tướng Thường trực: Việt Nam hội đủ các điều kiện để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định, việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá là quyết định rất sáng suốt...

Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam muốn cùng Hoa Kỳ xây dựng quy tắc xuất xứ hài hòa

Tại phiên đàm phán trực tuyến trong khuôn khổ Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98