'Quốc bảo' Sâm Ngọc Linh thành hàng chợ, bán đầy trên mạng xã hội

26/11/2019 16:00
26-11-2019 16:00:38+07:00

'Quốc bảo' Sâm Ngọc Linh thành hàng chợ, bán đầy trên mạng xã hội

Sâm Ngọc Linh được coi là "quốc bảo" của Việt Nam nhưng được bán tràn lan tại nhiều cơ sở kinh doanh và trên các trang mạng xã hội, trong khi chất lượng thật giả không được kiểm chứng.

Chiều 25-11, tại một gian hàng bán sâm Ngọc Linh nằm trên đường Anh Hùng Núp, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, trong vai khách hàng, phóng viên hỏi mua một bình rượu sâm Ngọc Linh. Thấy vậy, chủ tiệm giới thiệu hàng được bày bán là Sâm Ngọc Linh trồng ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Theo người chủ này, từ lâu, bà đã liên kết với một công ty sâm Ngọc Linh để trồng và hiện chỉ lấy một ít về bày bán.

Thấy tôi định mua một bình rượu ngâm, anh T. người bạn đi cùng - cũng là người nhiều năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh - vội ngăn lại và nói nhỏ "sâm Ngọc Linh giả đấy, đừng mua mà ôm hận". Xác minh từ chủ doanh nghiệp mà bà chủ gian hàng nhận có liên kết để trồng sâm Ngọc Linh thì người này khẳng định không liên kết với ai.

Quốc bảo Sâm Ngọc Linh thành hàng chợ, bán đầy trên mạng xã hội  - Ảnh 1.
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh thành hàng chợ, bán đầy trên mạng xã hội  - Ảnh 2.
Sâm Ngọc Linh giả được bày bán tràn lan trên các trang mạng xã hội

Theo anh T., sâm Ngọc Linh hiện nay được bày bán tràn lan, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội nhưng hầu hết là giả. Thậm chí, tại nhiều hội chợ, sâm Ngọc Linh giả cũng trà trộn vào. Để chứng minh, anh T. đưa điện thoại, mở liền 2 tài khoản facebook địa chỉ ở huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum thường xuyên đăng bài rao bán sâm Ngọc Linh giá từ 40 triệu đồng tới hơn 200 triệu đồng mỗi kg. Thậm chí, có củ to còn được rao tới 800 triệu đồng/kg.

Trong đó, một chủ tài khoản facebook cho biết đang có sẵn nhiều loại sâm từ loại 14-16 củ/kg tới to hơn là 4-6 củ/kg và cam kết 100% là sâm Ngọc Linh "xịn", muốn mua bao nhiêu cũng có. Để khách yên tâm, chủ tài khoản này còn trấn an: "Nếu không tin tưởng, anh có thể mua rồi mang mẫu đi kiểm nghiệm, không đúng em hoàn lại tiền" – người này nói và cho biết nếu mua từ 5 lạng trở lên sẽ cho người mang tận nơi vì "không yên tâm khi gửi".

"Không cần nhìn thực tế, qua hình ảnh có thể thấy tất cả đều là sâm giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, Lai Châu và Đà Lạt. Bởi sâm Trung Quốc thường củ lớn, được cột cố định bằng dây và cây cứng để khi vận chuyển không bị hỏng. Còn sâm ở Lai Châu và Đà Lạt thường được cột bằng dây nilong. Hơn nữa, củ sâm Ngọc Linh giả thường to, mập hơn so với sâm Ngọc Linh thật. Cùng với đó, mắt mọc trên thân và lá sâm giả cũng khác so với sâm thật nhưng phải tinh ý mới nhận ra được" – anh T. giải thích.

Lãnh đạo một công ty trồng sâm Ngọc Linh nhiều năm qua tại tỉnh Kon Tum cho biết sở dĩ sâm Ngọc Linh bị làm giả là do giá trị kinh tế cao từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/kg. Để tạo tin tưởng, một số cá nhân, doanh nghiệp đưa loại củ có bề ngoài giống với sâm Ngọc Linh từ nơi khác vào Kon Tum và Quảng Nam để chào bán, đánh lừa nguồn gốc. "Nguy hiểm hơn là khi sâm giả mang về trồng tại vùng núi Ngọc Linh có thể làm cho cây sâm Ngọc Linh bị lai tạp, mất đi nguồn gen gốc đặc hữu" – vị này nói thêm.

Trước tình trạng sâm Ngọc Linh giả được rao bán tràn lan, mới đây lực lượng chức năng UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã phát hiện hai đối tượng mang 12,1kg lá; 11,6kg củ và 1,72kg cây có củ giả sâm Ngọc Linh vào định bán trong phiên chợ sâm Ngọc Linh do UBND huyện tổ chức. Sau đó, tất cả tang vật đều bị tiêu huỷ.

Để ngăn chặn tình trạng giống sâm Ngọc Linh kém chất lượng, sâm giả trà trộn, huyện Nam Trà My đã xây dựng kế hoạch để kiểm định, tiến đến truy xuất nguồn gốc và gắn nhãn mác cho sâm Ngọc Linh.

Bài-ảnh: Hoàng Thanh

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98