Ray Dalio: Thế giới đã phát rồ với quá nhiều tiền rẻ

06/11/2019 16:56
06-11-2019 16:56:33+07:00

Ray Dalio: Thế giới đã phát rồ với quá nhiều tiền rẻ

Ray Dalio không hề nói bóng gió trong một bài đăng về nghịch lý tiền miễn phí trong nền kinh tế toàn cầu với tiêu đề “Thế giới đã phát điên và hệ thống đã bị phá vỡ” trên mạng xã hội LinkedIn.

* Tiền rẻ đã trở lại?

* Nghiện tiền rẻ sẽ gây thiệt hại khổng lồ cho kinh tế toàn cầu!

Ray Dalio

Ông viết: "Tiền đang miễn phí với những ai có uy tín vì những nhà đầu tư sẵn sàng đưa tiền cho những người có uy tín này và cũng sẵn lòng nhận về lượng tiền ít hơn những gì họ đưa. Cụ thể hơn, những nhà đầu tư cho vay tiền tới những cá nhân/tổ chức uy tín sẽ chấp nhận lãi suất rất thấp hoặc thậm chí âm và cũng không yêu cầu trả lại tiền gốc trong tương lai gần. Họ làm điều này vì họ đang có lượng tiền khổng lồ để đầu tư và các ngân hàng trung ương đang thúc ép họ chi tiền bằng chính sách lãi suất. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương hiện đang mua vào các tài sản tài chính trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh tế và lạm phát".

Ông cho rằng lượng tiền bị thúc ép đưa cho nhà đầu tư sẽ không thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát quá nhiều. Lý do là vì những nhà đầu tư nhận được vốn cũng muốn đi đầu tư lượng vốn đó thay vì chi tiêu nó. Từ đó, tạo ra vòng xoáy “đẩy tiền từ người này sang người khác” mà không chi tiêu – một tình trạng đã xảy ra nhiều lần trước đây và được giải thích kỹ càng trong cuốn sách Principles for Navigating Big Debt Crises (tạm dịch: Nguyên tắc điều hướng khủng hoảng nợ khổng lồ).

Raymond Dalio là nhà sáng lập, đồng Chủ tịch và đồng Giám đốc đầu tư của quỹ đầu tư Bridgewater Associates. Quỹ Bridgewater Associates được thành lập vào những năm 1975 tại căn hộ ông Dalio ở và sau hơn 40 năm hoạt động, quỹ này trở thành quỹ đầu tư hàng đầu thế giới và đang quản lý khoảng 160 tỉ USD.

Hiện nay, ông đang là người giàu thứ 74 trên thế giới với tổng tài sản lên tới 16.6 tỉ USD, dựa trên chỉ số Bloomberg Billionaire Index. 

Kết quả của tình trạng này, giá tài sản tài chính tăng mạnh và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tương lai lại giảm mạnh, trong khi nền kinh tế và lạm phát vẫn còn tăng trưởng trì trệ.

Đà tăng giá tài sản tài chính và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thấp kèm với đó không chỉ đúng với trái phiếu, mà còn đúng với cổ phiếu, vốn cổ phần tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm. Mặc dù tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thấp của cổ phiếu không thể hiện rõ ràng như các khoản đầu tư trái phiếu vì các khoản đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu không giống với cách thức hoạt động của trái phiếu.

Thế là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng được “vẽ ra” từ trí tưởng tượng của nhà đầu tư.

Ngày nay, để bán cổ phiếu, nhiều công ty thậm chí không cần phải sinh lãi hoặc không có lộ trình sinh lãi rõ ràng, thay vào đó họ có thể bán đi giấc mơ cho những nhà đầu tư  – những người đang có quá nhiều tiền và có khả năng vay tiền lãi suất thấp.

Hiện có quá nhiều nhà đầu tư muốn mua những giấc mơ đó và trong một số trường hợp, những nhà đầu tư vốn mạo hiểm đang bỏ tiền vào những startup không hề muốn có thêm tiền, vì họ đã có quá đủ. Nhưng các nhà đầu tư lại đe dọa sẽ gây thiệt hại cho những startup này bằng cách bơm tiền mạnh vào những startup đối thủ nếu họ không nhận tiền (như trường hợp của SoftBank).

Việc dồn ép tiền cho nhà đầu tư hiện nay không có gì khó hiểu vì những nhà quản lý đầu tư – nhất là các nhà quản lý vốn mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân – hiện sở hữu lượng vốn nhàn rỗi mà họ cần phải đầu tư để thực hiện lời hứa đối với các khách hàng và nhận tiền phí từ họ.

Cùng lúc đó, Chính phủ đang trong tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề và khoản thâm hụt này gần như chắc chắn sẽ tăng mạnh. Do đó, Chính phủ cần phải bán ra thêm trái phiếu và điều này sẽ đẩy lãi suất lên cao. Khi đó, đà tăng về lãi suất sẽ “giáng một đòn nặng nề” lên thị trường và nền kinh tế vì thế giới đang vay nợ quá nhiều.

Nguồn tiền mua trái phiếu này sẽ đến từ đâu? Gần như chắc chắn sẽ đến từ các ngân hàng trung ương – những cơ quan sẽ mua trái phiếu bằng cách in thêm tiền. Những yếu tố tài chính lành mạnh đang bị loại bỏ và tình trạng này sẽ tiếp tục và có thể được đẩy nhanh, nhất là ở những quốc gia có đồng nội tệ nằm trong rổ tiền tệ dự trữ và các đồng tiền của họ - chẳng hạn như ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Cuối cùng, ông kết luận: “Hệ thống làm cho chủ nghĩa tư bản hoạt động tạo lợi ích cho hầu hết mọi người đã bị phá vỡ”.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98