Trung Quốc hoài nghi về khả năng tiến tới thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ

01/11/2019 11:30
01-11-2019 11:30:52+07:00

Trung Quốc hoài nghi về khả năng tiến tới thỏa thuận thương mại dài hạn với Mỹ

Các quan chức Trung Quốc tỏ ra hoài nghi về việc tiến tới thỏa thuận thương mại dài hạn toàn diện với Mỹ ngay cả khi hai bên gần ký kết thỏa thuận “giai đoạn 1”.

Trong một cuộc trao đổi riêng với các du khách đến Bắc Kinh và những người khác trong vài tuần gần đây, các quan chức Trung Quốc lên tiếng cảnh báo họ sẽ không nhún nhường những vấn đề gai góc nhất, dựa trên nguồn tin thân cận.

Họ vẫn lo ngại về bản chất bốc đồng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và khả năng ông ấy có thể “lật mặt” ngay cả khi cả hai bên cho biết muốn ký kết thảo thuận giai đoạn 1 trong vài tuần tới.

Các chuyên gia hoạch định chính sách Trung Quốc đã khép lại một cuộc họp chính trị quan trọng ở Bắc Kinh trong ngày thứ Năm (31/10). Trong các cuộc họp trước hội nghị quan trọng đó, một số quan chức lại không đặt kỳ vọng quá cao rằng các cuộc đàm phán trong tương lai có thể tạo ra bất kỳ kết quả to lớn nào – trừ khi Mỹ sẵn lòng rút lại hàng rào thuế quan. Trong một số trường hợp, họ thúc giục những du khách Mỹ mang thông điệp đó về Washington, dựa trên nguồn tin thân cận.

Tổng thống Chile Sebastian Pinera vừa tạo ra thêm một rào cản khi thông báo trong ngày thứ Tư (30/10) rằng Chile đã hủy bỏ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dự kiến diễn ra vào ngày 16-17/11/2019 vì những cuộc biểu tình. Đây là nơi mà lẽ ra Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn gặp gỡ để bàn về thỏa thuận thương mại.

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Chile.

Chứng khoán Mỹ không biến động quá mạnh và lợi suất trái phiếu lùi bước vì lo ngại về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước đó, một báo cáo cho thấy triển vọng của hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Trong ngày thứ Tư (30/10), Chính phủ Mỹ cho biết nền kinh tế Mỹ giảm tốc xuống 1.9% trong quý 3/2019, yếu nhất kể từ cuối năm 2018.

Trong một dòng tweet vào ngày thứ Năm (31/10), ông Trump cho biết hai bên vẫn đang tìm địa điểm mới để ký thỏa thuận giai đoạn 1. Ông cho biết thỏa thuận giai đoạn 1 “chiếm 60% của thỏa thuận toàn diện”.

Theo chính quyền Trump, thỏa thuận giai đoạn 1 được lập ra để dọn đường cho một thỏa thuận toàn diện hơn, bao gồm những cuộc cải cách kinh tế to lớn hơn hơn những gì có trong thỏa thuận giai đoạn 1 đề xuất.

Thế nhưng, các quan chức Trung Quốc vẫn tỏ ra hoài nghi, cho rằng để tiến tới thỏa thuận toàn diện, Mỹ phải rút lại hàng rào thuế quan đã áp đặt lên 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc – một điều mà nhiều chuyên gia không nghĩ rằng ông Trump sẽ làm.

Những người thân cận với lập trường của Trung Quốc cho biết không phải tất cả hàng rào thuế quan buộc phải được gỡ bỏ ngay tức thời, nhưng chúng phải là một phần của thỏa thuận giai đoạn kế tiếp.

Trung Quốc cũng muốn ông Trump hủy đề xuất áp hàng rào thuế quan mới vào ngày 15/12/2019, trong đó có những mặt hàng yêu thích của người tiêu dùng Mỹ như điện thoại thông minh và đồ chơi, như là một phần của thỏa thuận giai đoạn 1, dựa trên nguồn tin thân cận.

Bắc Kinh cởi mở và sẵn lòng tiếp tục đàm phán sau thỏa thuận giai đoạn 1, nhưng cả hai đều công nhận một điều: Sẽ rất khó để tiến tới một thỏa thuận về các cuộc cải cách cấu trúc sâu mà Mỹ mong muốn, một quan chức Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc đã khẳng định trong nhiều tháng qua rằng thỏa thuận cuối cùng phải bao gồm việc loại bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan và tỏ ra do dự về những cuộc cải cách trong những lĩnh vực như các doanh nghiệp Nhà nước – vốn có thể hủy hoại tầm ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc.

Về mặt chính trị, ông Tập sẽ khó lòng chấp nhận một thỏa thuận vẫn giữ lại hàng rào thuế quan. Trong các ấn phẩm truyền thông Nhà nước, những người theo chủ nghĩa dân tộc trong Đảng đã thúc giục ông Tập không ký kết một “thỏa thuận không bình đẳng”.

“Cho dù hai bên có được thỏa thuận giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì đều là về những vấn đề thực sự khó nhằn đã bị trì hoãn trước đó”, Eswar Prasad, người dẫn đầu nhóm chuyên gia Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho hay.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...

Tin vui của Fed: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn

Giá tiêu dùng Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5, cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump chưa tác động đáng kể đến lạm phát.

Mặt trái của chính sách “Made in China”: Dư thừa công suất và căng thẳng thương mại

Câu chuyện thành công của Made in China 2025 không chỉ có mặt tích cực. Phía sau những con số ấn tượng là cả một loạt vấn đề từ lãng phí nguồn lực đến xung đột...

Elon Musk thừa nhận "hối hận” sau cuộc đấu khẩu gay gắt với Tổng thống Trump

Sau cuộc đấu khẩu công khai làm dậy sóng dư luận trong tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận "hối hận" về những bài đăng chỉ trích gay gắt Tổng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98