Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone xuống thấp kỷ lục, lạm phát cải thiện

29/11/2019 21:59
29-11-2019 21:59:23+07:00

Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone xuống thấp kỷ lục, lạm phát cải thiện

Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn bộ khối Eurozone trong tháng 10/2019 đã giảm xuống 7,5% từ mức 7,6% của tháng Chín và tình hình lạm phát của khu vực này cũng được cải thiện trong tháng 11/2019.

Công nhân làm việc tại nhà máy ở Rousset, miền nam nước Pháp, ngày 25/6/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trên toàn 19 quốc gia thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 10/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2008, và tình hình lạm phát của khu vực này cũng được cải thiện trong tháng 11/2019.

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn bộ khối Eurozone trong tháng 10/2019 đã giảm xuống 7,5% từ mức 7,6% của tháng Chín. Trong tháng trước, số người thất nghiệp giảm 31.000 người xuống còn hơn 12 triệu người.

Số liệu của Eurostat cho thấy sự chênh lệch giữa các quốc gia vẫn còn, mặc dù chúng không lớn như ở giai đoạn giữa cuộc khủng hoảng nợ của khu vực.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Đức vẫn ở mức siêu thấp là 3,1%, Tây Ban Nha và Hy Lạp đều ghi nhận tỷ lệ này giảm mạnh trong vài năm qua. Cả hai nước đã từng vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp trên 25%. Hiện giờ, con số này của Tây Ban Nha và Hy Lạp lần lượt ở mức 14,2% và 16,7%.

Cũng trong ngày 29/11, Eurostat đã công bố số liệu về lạm phát của Eurozone. Theo đó, lạm phát giá tiêu dùng của khu vực này trong tháng 11/2019 đã tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn so với mức 0,7% của tháng trước và vượt mức dự báo của thị trường là 0,9%.

Eurostat cho rằng sự gia tăng này phần lớn là do chi phí thực phẩm, rượu và thuốc lá cao hơn. Loại trừ các mặt hàng trên cùng chi phí năng lượng, mức lạm phát lõi cũng tăng từ 1,1% lên 1,3% trong tháng này. Sự cải thiện trên có thể là minh chứng cho thấy việc lương tăng đã đẩy giá cả đi lên.

Các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hy vọng rằng tình trạng thất nghiệp tiếp tục giảm sẽ thúc đẩy tiền lương tăng, qua đó đẩy lạm phát đi lên. Nhưng điều này chưa thành hiện thực khi lạm phát tại Eurozone vẫn nằm dưới mức mục tiêu 2% của ECB trong phần lớn thời gian của những năm qua.

Do đó, ECB đã phải ban hành một loạt các biện pháp kích thích tiền tệ, bao gồm cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống mức âm. Gần đây, ngân hàng này đã công bố gói biện pháp kích thích bao gồm chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trị giá 20 tỷ euro (22 tỉ USD) mỗi tháng, một biện pháp “bơm tiền” vào hệ thống tài chính để kích thích cho vay, tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm tốc gần đây sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại và lạm phát quay đầu giảm một lần nữa. Trong quý 3/2019, nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,2% so với quý trước đó. Điều này khiến giới chuyên gia tin rằng ECB cần tiến hành thêm nhiều biện pháp khác để thực sự vực dậy nền kinh tế Eurozone.

H.Thủy

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98