Vì sao 2/3 CEO Trung Quốc thích IPO trong nước hơn ở Mỹ?

22/11/2019 20:30
22-11-2019 20:30:00+07:00

Vì sao 2/3 CEO Trung Quốc thích IPO trong nước hơn ở Mỹ?

Mỹ có thể đang mất đi sự hấp dẫn như một điểm đến cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách IPO, theo cuộc khảo sát gần đây về các doanh nghiệp tư nhân được thực hiện bởi đại học Tsinghua uy tín của Bắc Kinh và công ty kiểm toán Marcum Bernstein & Pinchuk LLP (MarcumBP).

Hầu hết giám đốc điều hành (CEO) đều mong muốn rời khỏi Mỹ”, ông Drew Bernstein, đồng quản lý của MarcumBP, cho biết. Theo báo cáo trên, được thực hiện vào đầu quý 3 và khảo sát hơn 1,200 giám đốc điều hành, 66% nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc coi thị trường quê nhà là điểm đến hấp dẫn nhất để niêm yết, trong khi chỉ có 18.7% số người được hỏi chọn Mỹ cho vị trí đầu tiên.

Dù một số công ty Trung Quốc tiếp tục thích Mỹ hơn - thể hiện qua việc tháng trước có ít nhất 9 công ty Trung Quốc nộp đơn xin IPO trên sàn giao dịch Mỹ - nhưng nhìn chung, số lượng công ty Trung Quốc niêm yết trên Nasdaq hoặc NYSE đã giảm xuống còn chỉ còn 18 trong năm nay, trong khi năm ngoái là 26. Đó là xu hướng có thể tiếp tục, vì những phát biểu gần đây từ Washington đã tạo ra môi trường thù địch hơn cho các công ty Trung Quốc muốn IPO ở Mỹ.

Tuần trước, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung khuyên Quốc hội hạn chế quyền tiếp cận thị trường Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây từng đe dọa hủy niêm yết đối với các cổ phiếu Trung Quốc, dù... không đủ thẩm quyền để làm như vậy, còn Nhà Trắng đã xem xét ngăn chặn các quỹ hưu trí của Chính phủ Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc đã dành nhiều năm cố gắng tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong nước, đặc biệt là quảng bá Thượng Hải như điểm đến cho tài chính. Hồi tháng 7, Thượng Hải đã ra mắt thị trường STAR, một thị trường theo “phong cách” Nasdaq tại Thượng Hải, cho phép các công ty khoa học và công nghệ IPO trước khi có lãi.

Tuy nhiên, một báo cáo đầu năm nay của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải cho rằng Chính phủ trung ương đã thất bại trong tham vọng đưa thành phố trở thành điểm đến cho giới tài chính quốc tế vào năm 2020, chủ yếu do kiểm soát vốn và sự can thiệp từ Chính phủ. Thị trường STAR mới cũng đang gặp sự cố, vì khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu sụt giảm.

Sự háo hức của Trung Quốc để phát triển Thượng Hải thành trung tâm tài chính được thúc đẩy một phần bởi mong muốn thay thế Hồng Kông, nơi có cơ quan tư pháp và tiền tệ tách biệt với Trung Quốc đại lục và là điểm đến hàng đầu của IPO trên toàn cầu.

Năm ngoái, 125 công ty đã huy động được 36.5 tỉ USD thông qua việc niêm yết ở Hồng Kông, đẩy Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông lên vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng các điểm đến cho IPO.

Đầu năm đó, Hong Kong Exchanges and Clearing (HKEX), tập đoàn quản lý thị trường chứng khoán của thành phố này, đã sửa đổi các quy định niêm yết để cho phép niêm yết cổ phiếu hai lớp, giúp các nhà sáng lập giữ quyền kiểm soát công ty sau khi IPO. Trước đây, vì không có quy định này, Hồng Kông đã mất vụ IPO 25 tỉ USD của Tập đoàn Alibaba về tay sàn New York.

Tuy nhiên, kể từ khi thay đổi quy định, các công ty công nghệ hàng đầu của đại lục - vốn yêu thích các lựa chọn cổ phiếu hai lớp - đã có các IPO bom tấn ở Hồng Kông, trong đó có nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và nền tảng dịch vụ tiêu dùng Meituan. Hai công ty này chiếm 8.9 tỷ USD trong tổng số vốn huy động thông qua IPO tại Hồng Kông vào năm ngoái.

Bất chấp 5 tháng biểu tình cản trở nền kinh tế Hồng Kông, thị trường chứng khoán tại đây vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Năm nay, Alibaba đang chuẩn bị cho vụ niêm yết thứ cấp trị giá 13 tỉ USD trên sàn giao dịch này, điều sẽ giúp Hồng Kông đứng đầu bảng xếp hạng lần nữa. Vì vậy, dù 66% công ty Trung Quốc nói họ sẽ niêm yết tại quê nhà, nhưng có lẽ Hồng Kông sẽ đủ gần.

Nhã Thanh (Theo Fortune)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98