Vì sao Apple, Microsoft, Google bắt đầu 'tiêu' khối tiền mặt khổng lồ?

08/11/2019 09:37
08-11-2019 09:37:52+07:00

Vì sao Apple, Microsoft, Google bắt đầu 'tiêu' khối tiền mặt khổng lồ?

Theo CNN, các doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng tăng chi tiêu dự trữ tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu, hoặc cho các thương vụ thâu tóm.

Vì sao Apple, Microsoft, Google bắt đầu 'tiêu' khối tiền mặt khổng lồ?
Chỉ riêng Apple đang nắm giữ 206 tỉ USD tiền mặt - Ảnh: CNN.

Theo một báo cáo hồi tháng 6 của Moody's, tính tới tháng 12, các công ty phi tài chính tại Mỹ đang nắm giữ khối tiền mặt 1.700 tỉ USD, giảm hơn 15% so với mức kỷ lục gần 2.000 tỉ USD một năm trước.

"Chúng tôi dự báo tiền mặt của các công ty sẽ tiếp tục giảm, đặc biệt là khi nhiều công ty đang giữ khối tiền mặt lớn trả bớt các khoản nợ tới hạn và chi trả nhiều hơn (cổ tức, mua lại cổ phiếu) cho cổ đông", Richard Lane, phó chủ tịch cấp cao của Moody's, cho biết trong báo cáo.

Những thay đổi trong chính sách thuế doanh nghiệp tại Mỹ vào năm 2017 đã giúp lợi nhuận của các công ty tăng mạnh khi thuế suất được giảm xuống còn 15,5% so với mức 35% trước đó. Vì vậy, không ngạc nhiên khi nhiều công ty lớn bắt đầu chi trả nhiều hơn cho các cổ đông. Tuy nhiên, không ít công ty cũng đang tận dụng lãi suất thấp để vay tiền nhiều hơn và dùng tiền này để trả cổ tức, mua lại cổ phiếu.

5 hãng công nghệ khổng lồ gồm Apple, Alphabet (công ty mẹ Google), Microsoft, Amazon và Facebook đang sở hữu tổng cộng khoảng 500 tỉ USD tiền mặt. Trong đó, riêng Apple có 206 tỉ USD. Dù vậy, con số này đã giảm so với năm ngoái và giới chuyên gia kỳ vọng các công ty sẽ chi nhiều tiền hơn cho cổ đông. 

Trong quý gần đây nhất, Apple đã chi hơn 18 tỉ USD mua lại cổ phiếu. Động thái này giúp giảm số cổ phiếu lưu thông, tăng lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS). Đại gia công nghệ này cũng chi 3,5 tỉ USD trả cổ tức cho cổ đông trong quý trước. 

Bên cạnh đó, một số công ty cũng dùng tiền mặt cho các dự án phúc lợi. Mới đây, Apple công bố kế hoạch chi 2,5 tỉ USD để giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng nhà ở tại khu vực Vịnh San Francisco và phần còn lại của bang California. Google và Facebook cũng cam kết sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. 

Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn do lãi suất đang ở mức thấp sau 3 lần giảm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từ đầu năm. 

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học và nhà phê bình đang chờ đợi các công ty lớn sử dụng khối tiền mặt của mình để trả lương cao, thưởng cao hơn và gia tăng phúc lợi cho nhân viên. Hiện tại, một số hãng bán lẻ và nhà hàng đã bắt đầu tăng lương cho nhân viên, thậm chí cao hơn mức lương theo giờ tối thiểu theo quy định tại nhiều bang và thành phố. 

Theo Mona Mahajan, nhà chiến lược đầu tư tại Allianz Global Investors, các hãng công nghệ và công ty dịch vụ có thể sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng khối tiền mặt để trả lương cao hơn cho những nhân viên có tay nghề cao, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động tiếp tục khó khăn như hiện nay. Các công ty sẽ phải trả nhiều hơn để thu hút và giữ chân nhân tài, Mahajan dự báo.

Ngọc Trang

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Trung ương Anh giữ nguyên lãi suất, Thụy Sĩ hạ lãi suất xuống 0%

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm...

Thị trường dự đoán phi tập trung - khi đồng tiền không biết nói dối

Nếu vượt qua được những thách thức về pháp lý và vận hành, thị trường dự đoán phi tập trung có tiềm năng trở thành một trụ cột mới của nền kinh tế thông tin, nơi mà...

BlackRock và quyền lực trong thị trường vốn

BlackRock - tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một thế lực bao trùm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Với khoảng 11.6 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản...

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%. Đồng thời, BoJ tiếp tục giảm quy mô mua vào trái phiếu chính phủ.

Tuần quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ là quyết định lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed ngày 18/6, nhằm tìm manh mối về thời điểm và lý do Fed có thể điều chỉnh...

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98