Vì sao số vụ vỡ nợ trái phiếu ở châu Á sẽ tiếp tục tăng?

20/11/2019 13:25
20-11-2019 13:25:00+07:00

Vì sao số vụ vỡ nợ trái phiếu ở châu Á sẽ tiếp tục tăng?

Từ các tập đoàn đa ngành Trung Quốc cho đến công ty khai thác than đá ở Indonesia, các công ty ở châu Á đang đối mặt với tình trạng tài chính ngày một căng thẳng hơn, từ đó càng làm trầm trọng hóa nỗi lo sợ rằng số vụ vỡ nợ sẽ tăng mạnh vào năm tới.

Những tổ chức đi vay qua trái phiếu định danh bằng đồng USD (có lãi suất ít nhất 15%) và tiềm lực tài chính yếu có thể chịu nhiều áp lực vào năm kế tiếp, khi họ có khoảng 15.1 tỉ USD (tương đương 1/3 lượng nợ) đến hạn, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Giữa bối cảnh vụ vỡ nợ ngày càng nhiều ở Trung Quốc, một số công ty cảm thấy ngày càng khó mà tái tài trợ cho lượng nợ bằng ngoại tệ của họ, trong khi những tổ chức cho vay ngầm tại Ấn Độ đang phải vật lộn với tình trạng khủng hoảng thanh khoản.

“Rõ ràng bạn đang chứng kiến căng thẳng ngày càng tăng ở thị trường vay nợ bằng USD ở châu Á”, Darryl Flint, Giám đốc đầu tư tại quỹ đầu cơ Double Haven Capital (Hồng Kông), cho hay.

Lượng trái phiếu định danh bằng USD sẽ đến hạn trong năm 2020

Goldman Sachs Group dự báo tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu doanh nghiệp châu Á có lợi suất cao là 3% vào năm 2020, tăng từ mức 1.7% tính tới thời điểm này của năm 2019, khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có vẻ có khả năng chịu đựng cao hơn đối với tình trạng căng thẳng tín dụng.

Thêm phần hỗn loạn

Tình hình có vẻ như hỗn loạn hơn nhiều trong vài tháng gần đây và các công ty đã tổ chức trao đổi với các bên để tiến tới thỏa thuận giải quyết vấn đề nợ nần, theo Peter Greaves, Đối tác tại PwC – tổ chức đang xem xét tới chuyện tái cấu trúc ở châu Á.

Đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và căng thẳng thương mại cũng góp phần tạo áp lực cho các công ty trong khu vực. Cụ thể hơn, đang trong thế “đứng ngồi không yên” là những công ty công nghiệp nhỏ hoặc công ty phi bất động sản của Trung Quốc – vốn không có sự trợ giúp từ Chính phủ. Trong khi đó, ở Ấn Độ, lĩnh vực tài chính phi ngân hàng có thể chịu thêm nhiều tổn thương, theo Manjesh Verma, Trưởng bộ phận tín dụng châu Á tại Citigroup.

Tỷ lệ vỡ nợ năm 2020 cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có sẵn lòng nới lỏng sự hỗ trợ ngầm dành cho các doanh nghiệp có liên kết với Nhà nước hay không, theo Goldman Sachs.

Tsinghua Unigroup, đơn vị liên kết với Đại học Tsinghua, đang đối mặt với sự không chắc chắn về hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc giữa lúc nợ ngày càng “phình ra”.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98