10 năm nữa đàn heo Trung Quốc mới có thể hồi phục

22/12/2019 10:46
22-12-2019 10:46:42+07:00

10 năm nữa đàn heo Trung Quốc mới có thể hồi phục

Bắc Kinh có thể mất 10 năm để khôi phục đàn heo sau đại dịch dịch tả heo châu Phi. Dự báo năm tới Trung Quốc sẽ tăng mua heo thế giới lên đến 3,2 triệu tấn.

Heo chết vì dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc. Ảnh: AFP

Nhà phân tích Brett Stuart - chủ tịch Công ty tư vấn Global AgriTrends (Mỹ) - đã đưa ra nhận định đầy bi quan cho ngành chăn nuôi Trung Quốc trước 1.100 đại biểu tham gia cuộc triển lãm lần thứ 6 về heo (Porc Show) hôm 11-12-2019 tại Québec (Canada).

Càng nuôi dịch càng lây lan

Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc thông báo có 200 ổ dịch dịch tả heo châu Phi và Trung Quốc bị thiệt hại 40% tổng đàn.

Song ông Brett Stuart ước tính tỉ lệ heo nhiễm bệnh ở Trung Quốc phải lên đến mức 50%, tức hơn 220 triệu con. Ông nhấn mạnh: "Điều này đồng nghĩa hơn 1/4 đàn heo thế giới biến mất, thậm chí tỉ lệ lên đến 1/3".

Hiện nay tình hình dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc gần như không giảm. Do thịt heo khan hiếm nên giá heo tăng vọt khiến dân tình khốn đốn.

"Khi giá heo cao, mọi người ở Trung Quốc mở rộng diện tích chăn nuôi nên virus có điều kiện lây lan, vì vậy họ đang mạo hiểm. Chính phủ Trung Quốc nói phải đợi sáu tháng nữa mới có thể khôi phục đàn heo.

Nhưng với mức lãi 300 USD/con, ai cũng muốn nuôi ngay khiến dịch bệnh càng tệ hơn. Từ tháng 1-2019, tổn thất có thể đã lên tới 65% tổng đàn heo Trung Quốc" - nhà phân tích Brett Stuart ghi nhận.

Thịt heo chiếm 60% lượng thịt tiêu thụ ở Trung Quốc. Theo số liệu của Tổ chức Lươngnông LHQ, Trung Quốc sản xuất mỗi năm 55 triệu tấn thịt heo, song năm 2020 sẽ chỉ còn 32 triệu tấn.

Tuy nhiên, mức xuất khẩu thế giới năm 2018 chỉ đạt 8,7 triệu tấn. Như vậy trong ngắn hạn, thế giới khó có thể đáp ứng nhu cầu to lớn của Trung Quốc.

Dự báo mức tiêu thụ thịt gà ở Trung Quốc chỉ bắt đầu tăng trưởng từ năm 2021. Ảnh: AFP

Thế giới khó đáp ứng nhu cầu thịt heo Trung Quốc

Nhà phân tích Brett Stuart tính toán rằng ngay cả trong thời gian dài hạn, Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu heo thế giới.

Ông dự báo nếu dịch tả heo không bùng phát ở Bắc Mỹ, đây sẽ là cơ hội tăng thị phần quan trọng của các ngành công nghiệp Canada và Mỹ.

Ông nhận xét: "Cứ cho rằng chúng ta tìm thấy vắcxin dịch tả heo châu Phi và trong 10 năm nữa Trung Quốc sẽ tái đàn 70%. Kịch bản này rất lạc quan nhưng 30% còn lại, tức bằng 16 triệu tấn heo nhập khẩu, tương đương gấp đôi mức xuất khẩu hiện nay của thế giới.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng… điều đó sẽ làm thay đổi mọi thứ trong những năm tới".

Ông đánh giá đến năm 2020, Trung Quốc sẽ gia tăng mua heo trên thị trường thế giới từ 2,1 lên 3,2 triệu tấn. Ngoài ra nước này cũng sẽ nhập khẩu 12 tỉ USD thịt bò để bù đắp mức còn thiếu.

Trong ngắn hạn, ông cho rằng mức tiêu thụ thịt gà sẽ không tăng vì thịt gà được coi là "thịt của người nghèo", tuy nhiên thịt gà sẽ bắt đầu tăng trưởng từ năm 2021.

Trung Quốc xuất kho thêm 40.000 tấn thịt heo

Ngày 19-12, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ xuất kho dự trữ chiến lược quốc gia thêm 40.000 tấn thịt heo để đáp ứng nhu cầu lễ tết.

Hồi mùa hè, Trung Quốc đã xuất kho hơn 20.000 tấn thịt heo, khoảng 2.400 tấn thịt bò và 2.000 tấn thịt cừu. Biện pháp này kết hợp với nhập khẩu thịt đã từng bước cải thiện giá thịt heo.

Trước đó vào ngày 9-12, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ghi nhận đàn heo bắt đầu hồi phục và đã tăng 2% trong tháng 11.

Trung Quốc đã đề ra kế hoạch ba năm khôi phục đàn heo trở lại bình thường vào năm 2021. Kế hoạch này gồm khoảng 20 biện pháp, chủ yếu là hỗ trợ tài chính để kích thích sản xuất, xác định lại các khu vực hạn chế nuôi heo, tăng cường kiểm tra y tế và xử lý chất thải.

Hoàng Duy Long

Tuổi Trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98