15 nhân vật giàu có nhất trong ngành thời trang

11/12/2019 20:30
11-12-2019 20:30:00+07:00

15 nhân vật giàu có nhất trong ngành thời trang

Thời trang là ngành công nghiệp toàn cầu có giá trị lên đến 2.5 ngàn tỷ USD, khiến cho những “tay chơi” hàng đầu trong lĩnh vực này, từ các nhà thiết kế, CEO đến những người sáng lập và người thừa kế, đều rất giàu có.

Dưới đây là danh sách 15 nhân vật giàu nhất trong ngành thời trang mà Business Insider tổng hợp lại từ bảng xếp hạng tỷ phú mới nhất của Forbes:

15. Ding Shizhong: 5.8 tỷ USD

Ding Shizhong

Ding Shizhong là chủ tịch và CEO của Anta Sports, một trong những nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất Trung Quốc.

Anta Sports, công ty sở hữu các thương hiệu như Fila, Descente và Kingkow, đã kiếm được doanh thu hơn 3.4 tỷ USD trong năm 2018.

14. Johann Rupert: 6.1 tỷ USD

Johann Rupert

Johann Rupert là chủ tịch của Compagnie Financiere Richemont, công ty hàng xa xỉ của Thụy Sĩ đứng sau các thương hiệu như Cartier, Chloé và Montblanc.

Tỷ phú người Nam Phi này đã thành lập Richemont như một công ty con của Rembrandt Group Limited (nay là Remgro Limited), một công ty do cha ông lập ra vào những năm 1940.

13. Sandra Ortega Mera: 6.6 tỷ USD

Sandra Ortega Mera

Sandra Ortega Mera là con gái của người sáng lập công ty Zara, Amancio Ortega, với người vợ quá cố Rosalia Mera.

Sandra được thừa hưởng danh hiệu người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha sau khi mẹ cô qua đời. Theo Forbes, Sandra hiện nắm giữ khoảng 4.5% cổ phần trong công ty của cha cô, Inditex, nhưng không tham gia vào các hoạt động của công ty này.

12. Ralph Lauren: 6.7 tỷ USD

Ralph Lauren

Người sáng lập và cựu CEO của thương hiệu thời trang xa xỉ cùng tên Ralph Lauren vẫn là chủ tịch điều hành của nhãn hiệu mà ông lập ra vào những năm 1960.

Hơn 50 năm sau, thương hiệu nổi tiếng quốc tế này mang về doanh thu hơn 6.1 tỷ USD trong năm 2018.

11. Anders Holch Povlsen: 8.1 tỷ USD

Anders Holch Povlsen

Anders Holch Povlsen là CEO và chủ sở hữu duy nhất của nhà bán lẻ thời trang Bestseller, Đan Mạch. Cha mẹ của Povlsen lập ra công ty này vào năm 1975 và ông chỉ mới 28 tuổi khi cha ông, Troels Holch Povlsen, biến ông thành chủ sở hữu duy nhất của công ty vào năm 1990.

Bestseller là công ty mẹ của 11 nhãn hiệu thời trang bao gồm Vero Moda, Only và Jack & Jones.

Povlsen, người giàu nhất Đan Mạch, cũng có "cổ phần đáng kể" trong nhà bán lẻ quần áo trực tuyến ASOS và công ty thanh toán Klarna, theo Forbes.

10. Giorgio Armani: 11 tỷ USD

Giorgio Armani

Người đồng sáng lập và chủ sở hữu duy nhất của đế chế Armani - Giorgio Armani - hiện có những công ty liên doanh về thời trang cao cấp, trang phục thể thao, làm đẹp, nhà hàng, thiết kế nội thất, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, và thời trang may sẵn, cùng nhiều thứ khác.

Nhà thiết kế thời trang gốc Ý này thành lập công ty vào năm 1975 sau khi bỏ học tại một trường y. Giờ đây, Armani được mệnh danh là một trong những nhà thiết kế thời trang người Ý thành công nhất trong lịch sử, với doanh thu 2.3 tỷ USD trong năm 2018, theo Bloomberg.

9. Heinrich Deichmann: 11.5 tỷ USD

Heinrich Deichmann

Heinrich Deichmann là CEO của công ty sản xuất giày quốc tế Deichmann, mà tiền thân chỉ là một tiệm giày do ông nội lập ra ở Đức vào năm 1913.

Danh tiếng của Deichmann về việc tạo ra những đôi giày, dép với giá cả phải chăng đã gắn chặt với lịch sử của họ. Công ty gia đình này đã tổ chức một chương trình trao đổi giày cũ để giúp đỡ những khách hàng gặp khó khăn sau chiến tranh, theo trang web của công ty.

Ngày nay, Deichmann đã phát triển thành một trong những nhà bán lẻ giày hàng đầu châu Âu, với 3,989 cửa hàng tại Đức, Mỹ và khắp châu Âu.

8. Alain and Gerard Wertheimer: 16.6 tỷ USD

Anh em nhà Wertheimer

Alain Wertheimer đồng sở hữu công ty thời trang Pháp Chanel cùng với anh trai là Gerard. Alain hiện giữ vị trí chủ tịch của Chanel, trong khi Gerard quản lý bộ phận đồng hồ của công ty này ở Thụy Sĩ.

Anh em nhà Wertheimer thừa hưởng đế chế Chanel từ ông nội của họ, Pierre Wertheimer, người đã thành lập thương hiệu với Gabrielle "Coco" Chanel vào năm 1913.

Gia đình Wertheimer được tờ New York Times gọi là "những tỷ phú trầm lặng nhất làng thời trang".

7. Stefan Persson: 18.8 tỷ USD

Stefan Persson

Chủ tịch của nhà bán lẻ thời trang bán chạy nhất H&M, Stefan Persson, hiện sở hữu 32% cổ phần của công ty. Con trai ông, Karl-Johan Persson, là CEO của công ty.

Tập đoàn H&M, nơi sở hữu các thương hiệu như Weekday, COS và Monki, đã mang về doanh thu ròng hơn 22 tỷ USD trong năm 2018, theo báo cáo thường niên của công ty.

Doanh nghiệp thời trang nhanh của Thụy Điển này có khoảng 4,900 cửa hàng tại 73 thị trường.

6. Leonardo Del Vecchio: 24.7 tỷ USD

Leonardo Del Vecchio (phải)

Theo Forbes, Leonardo Del Vecchio là người sáng lập “đại gia” kính đeo mắt Luxottica. Sau đó, công ty tiếp tục mua lại Sunglass Hut, Ray-Ban và Oakley và làm kính cho các thương hiệu như Chanel và Bulgari.

Luxottica sáp nhập với nhà sản xuất tròng kính Essilor của Pháp vào năm 2018 để trở thành nhà sản xuất và bán lẻ kính râm và kính theo toa lớn nhất thế giới.

5. Tadashi Yanai: 29.8 tỷ USD

Tadashi Yanai

Tadashi Yanai là người sáng lập và chủ sở hữu của đế chế quần áo Nhật Bản Fast Retailing, nhà bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và là công ty mẹ của Uniqlo.

Theo Bloomberg, Yanai, người giàu nhất Nhật Bản, bắt đầu sự nghiệp tại cửa hàng may đo bên đường của cha ở ngoại ô Nhật Bản. Yanai sau đó đổi tên công ty thành Fast Retailing vào đầu những năm 1990 để phản ánh chiến lược kinh doanh thời trang nhanh của mình.

Yanai mở cửa hàng Uniqlo đầu tiên vào năm 1984 và đã mở rộng thương hiệu này lên hơn 2,000 cửa hàng tại ít nhất 20 quốc gia.

Fast Retailing hiện có hàng ngàn cửa hàng trên toàn thế giới và báo cáo doanh thu hàng năm là 16.9 tỷ USD vào tháng 8/ 2017, theo Bloomberg.

4. Francois Pinault: 35.1 tỷ USD

François Pinault

François Pinault là người sáng lập và chủ sở hữu của tập đoàn hàng xa xỉ Kering, nơi nắm giữ các thương hiệu mang tính biểu tượng như Gucci và Alexander McQueen. Ông đã kết hôn với nữ diễn viên người Mỹ gốc Mexico Salma Hayek từ năm 2009.

Doanh nhân và nhà sưu tập nghệ thuật người Pháp này cũng sở hữu rất nhiều nhà đấu giá, nhà máy rượu vang và các ấn phẩm của Pháp. Ông hiện là người giàu thứ 2 ở Pháp, sau Bernard Arnault.

Kể từ đầu năm 2019, khối tài sản của Pinault đã tăng hơn 9 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

3. Phil Knight: 38.5 tỷ USD

Phil Knight

Phil Knight là người sáng lập hãng giày khổng lồ Nike. Vốn là một cựu vận động viên điền kinh, ông cùng với huấn luyện viên theo dõi đại học của ông, Bill Bowerman, đã lập ra công ty - sau này trở thành Nike - vào năm 1964.

Knight đã rời khỏi vị trí chủ tịch ở Nike vào năm 2016 sau 52 năm gắn bó, theo Forbes.

2. Amancio Ortega: 70.7 tỷ USD

Amancio Ortega

Amancio Ortega là người giàu thứ 6 thế giới, theo Forbes và Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Ortega đã kiếm được khối tài sản trị giá 70.7 tỷ USD thông qua tập đoàn bán lẻ thời trang Tây Ban Nha, Inditex, do ông thành lập cùng vợ cũ là bà Rosalia Mera vào năm 1975.

Ortega hiện nắm giữ 59% cổ phần của Inditex, công ty bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới đang sở hữu Zara, Pull & Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius và các thương hiệu khác.

1. Bernard Arnault: 105.6 tỷ USD

Bernard Arnault

Bernard Arnault là chủ tịch và CEO của LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Tỷ phú người Pháp hiện là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Bill Gates và Jeff Bezos.

Arnault đang ngày càng giàu thêm với tốc độ nhanh hơn nhiều tỷ phú khác. Kể từ đầu năm 2019, tài sản của ông đã tăng 34.3 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...

5 'bóng hồng' quyền lực của làng công nghệ thế giới

Thế giới công nghệ khô khan ngày càng xuất hiện nhiều 'nữ tướng' nổi bật như tân CEO X Linda Yaccarino, CEO AMD Lisa Su hay Reshma Saujani, CEO Girls Who Code.

Facebook sập toàn cầu, cổ phiếu sụt giảm, nỗi đau tỷ USD của Mark Zuckerberg

Facebook sập trên toàn cầu là sự cố hiếm hoi đối với một ông lớn công nghệ thế giới. Ông chủ Mark Zuckerberg ngay lập tức mất vài tỷ USD, nhưng còn chịu nỗi đau khi...

Tỷ phú Bill Gates đến Đà Nẵng và Hội An

Tỷ phú Bill Gates vừa đến Việt Nam sau khi tham dự đám cưới của con trai tỷ phú Mukesh Ambani.

Tỷ phú Elon Musk kiện cha đẻ ChatGPT vì từ bỏ mục tiêu phi lợi nhuận

Tỷ phú Elon Musk đã đâm đơn kiện OpenAI và CEO Sam Altman cùng một số cá nhân khác, với lý do họ đã từ bỏ mục tiêu ban đầu của OpenAI là phát triển trí tuệ nhân tạo...

Ý tưởng kinh doanh triệu USD từ bộ bài phát triển EQ đơn giản

Khi giảng viên dùng một bộ bài làm giáo cụ, Jenny Woo đã nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo trên Amazon, hiện mang lại doanh thu hàng triệu USD/năm.

Startup Fintech 1Long nhận vốn 500,000 USD

Một nền tảng ứng dụng công nghệ tài chính cho biết người dùng có thể tích lũy tài sản với số tiền ban đầu chỉ từ 10 ngàn đồng (dưới 1 đô la Mỹ).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98