80 tỉ USD của 4 ngành hàng chờ khai thác từ CPTPP

05/12/2019 16:55
05-12-2019 16:55:34+07:00

80 tỉ USD của 4 ngành hàng chờ khai thác từ CPTPP

Giày dép, dệt may, đồ uống, đồ gỗ là bốn ngành hàng được kỳ vọng tạo ra kỳ tích khi CPTPP thực thi, không chỉ với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn mở ra cơ hội tăng thị phần trong kim ngạch nhập khẩu của đối tác nội khối từ hiệp định.

80 tỉ USD của 4 ngành hàng chờ khai thác từ CPTPP - Ảnh 1.
Đáp ứng nguyên tắc xuất xứ là một trong những điều kiện quan trọng trong CPTPP để hưởng được ưu đãi thuế quan - Ảnh:T.V.N

Nhận định trên được bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) đưa ra tại hội thảo "Ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ, đồ uống Việt Nam trước cơ hội và thách thức từ CPTPP", tổ chức vào ngày 5-12.

Theo bà Trang, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tạo thêm con đường về ưu đãi thuế quan để doanh nghiệp lựa chọn mở rộng cơ hội xuất khẩu.

Các doanh nghiệp của 4 ngành nói trên được dự báo có cơ hội phát triển rất lớn để phát triển sản xuất thông qua việc thực hiện các thay đổi về thể chế, quy tắc nhằm thực thi các cam kết khi CPTPP có hiệu lực, thu hút được nguồn lực đầu tư lớn vào VN trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước trong CPTPP tăng từ 54 tỉ USD lên 80 tỉ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Dữ liệu ghi nhận thị phần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với ngành giày dép, dệt may, đồ gỗ, đồ uống lần lượt ở mức 12,5%,16,04%, 20% và 23,46% càng cho thấy tiềm năng tăng thị phần trong kim ngạch nhập khẩu của đối tác thuộc khối CPTPP là có cơ sở.

80 tỉ USD của 4 ngành hàng chờ khai thác từ CPTPP - Ảnh 2.
Một dây chuyền sản xuất giày dép - Ảnh: TTO

Trong khi dự báo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động, CPTPP có thể tạo mức tăng trưởng bình quân từ 4-5%/năm, mức tăng xuất khẩu từ 8,7-9,6%/năm khi đi vào thực thi.

Theo đánh giá của bà Trang, CPTPP tạo cơ hội cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất để tạo ra các giá trị gia tăng thực sự, cắt giảm chi phí sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh.

Trong đó, dễ thấy nhất là cơ hội nhập nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị công nghệ từ các nước CPTPP với chi phí hợp lý, tiếp cận được các dịch vụ phục vụ sản xuất logistics, viễn thông…với chất lượng tốt hơn khi CPTPP mở cửa cạnh tranh với các dịch vụ này.

Đổi lại, việc Việt Nam mở cửa ngược lại cho các thành viên trong CPTPP để cạnh tranh, tuy có, nhưng sẽ không phải là cú sốc lớn đối với các doanh nghiệp bởi về cơ bản, Việt Nam đã tham gia hàng loạt hiệp định thương mại với nhiều thành viên trong CPTPP, nên các doanh nghiệp có thể điều chỉnh để thích nghi.

Mặt khác, nếu các doanh nghiệp trong nước chú trọng giữ vững thị phần tại thị trường nội địa, xác lập chiến lược cạnh tranh ngay trên thị trường của mình một cách tập trung hơn trong bối cảnh các nước ngày càng dòm ngó vào VN càng nhiều, "thì "sân nhà" vẫn là lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa khai thác lợi thế của mình", bà Trang nhận định.

TRẦN VŨ NGHI

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...

Thu hút vốn FDI: Góc nhìn từ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việc tăng cường các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã mở ra một chương mới, gia tăng hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ đồng ý cho EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần

Quyết định mới nhất đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98