Ấn Độ sẽ 'hốt bạc' nhờ thị trường du lịch y tế?

04/12/2019 06:30
04-12-2019 06:30:00+07:00

Ấn Độ sẽ 'hốt bạc' nhờ thị trường du lịch y tế?

Nhờ dịch vụ chăm sóc y tế đa dạng, chất lượng cao và rẻ, cùng với việc chi phí y tế tăng vọt ở các nước phát triển, thị trường du lịch y tế của Ấn Độ dự kiến đạt 9 tỉ USD vào năm tới, theo báo cáo chung từ Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ và Ernst & Young.

Con số đó tăng gấp ba lần so với năm 2015.

Báo cáo lưu ý các thành phố lớn như Delhi, Mumbai, Chennai, Bangalore, Hyderabad và Kolkata thu hút nhiều khách du lịch y tế đến Ấn Độ nhất.

Khoảng 234,000 khách du lịch y tế đã đến thăm Ấn Độ vào năm 2015, sau đó tăng hơn gấp đôi lên 495,056 trong năm 2017.

Tại Ấn Độ, khách du lịch y tế có thể nhận được điều trị tương tự như ở Mỹ hoặc Anh, nhưng với chi phí chỉ khoảng phân nửa.

Khoảng một nửa số khách du lịch nói trên hiện đến từ nước láng giềng Bangladesh, trong khi phần lớn khách du lịch y tế khác đến từ Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Mặc dù vẫn còn tương đối ít, nhưng số lượng khách du lịch y tế từ Mỹ, Canada và châu Âu đã tăng lên trong những năm gần đây.

Ấn Độ hiện tự hào có 38 bệnh viện được công nhận bởi Joint Commission International (JCI), cơ quan hàng đầu về thực hành chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Ấn Độ có 619 bệnh viện được công nhận bởi Ủy ban kiểm định quốc gia về bệnh viện và nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe (NABH). Ngoài ra, tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật ở Ấn Độ là khoảng 1.4%, so với 1.9% ở Mỹ.

Cẩm nang du lịch y tế Patients Beyond Borders (Bệnh nhân xuyên biên giới) viết rằng Ấn Độ là một trong những điểm đến hàng đầu cho các ca cấy ghép nội tạng, đặc biệt là gan, thận và tuyến tụy.

Ngay trong nước Ấn Độ, các khu vực cũng đang cạnh tranh nhau để thu hút khách du lịch y tế nước ngoài. Trong số này, thành phố Kolkata giành được nhiều du khách đến từ Bangladesh nhờ nằm gần quốc gia này.

Một người đàn ông Bangladesh giải thích với tập đoàn truyền thông Ấn Độ lý do ông đưa vợ đến Kolkata chữa bệnh: “Ở Bangladesh, chúng tôi không có cơ sở hạ tầng y tế phát triển tốt. Vì vậy, chúng tôi phải đến đây để được điều trị tốt hơn. Ngoài ra, thời gian đi lại ít hơn và chi phí cũng phải chăng”.

Pramod Sawant, người đứng đầu bang Goa, hiện có kế hoạch tăng du lịch y tế bằng cách cải thiện các tiêu chuẩn chăm sóc.

Khách du lịch đến Goa để được điều trị y tế tại đây, nhưng họ lại không được điều trị đúng cách và bị lừa. Chúng tôi cần sửa đổi một số luật để thúc đẩy du lịch y tế”, ông nói.

Giám đốc phụ trách du lịch của Goa, Sanjiv Gaun Dessai, nói rằng du lịch y tế sẽ tăng giá vì một số cơ sở y tế siêu đặc biệt, cả khu vực công lẫn tư nhân, đang được mở ra ở bang này. Những cơ sở y tế đẳng cấp thế giới, các chuyên gia được đào tạo và cơ sở hạ tầng chất lượng hàng đầu - tất cả những điều này làm cho Goa trở thành điểm đến của du lịch y tế. Các tổ chức y tế hiện đại được thành lập tại Goa thường xuyên quảng bá các gói du lịch và chăm sóc sức khỏe.

Dessai cho biết thêm: “Giờ đây, mọi người có thể chọn lựa từ nhiều gói chăm sóc sức khỏe khác nhau như chăm sóc nha khoa, tim mạch, phẫu thuật thẩm mỹ, yoga, khám sức khỏe tổng quát, chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, theo dõi ung thư, trải nghiệm y học cổ truyền Ấn Độ, vi lượng đồng căn và những thứ khác”.

Hồi tháng 8, Chính phủ Ấn Độ đã giúp người nước ngoài được dễ dàng điều trị y tế hơn bằng cách cho phép họ không cần phải xin visa y tế (trừ trường hợp cấy ghép nội tạng).

Bác sĩ Harish Pillai cho biết: “Trước đây, visa y tế đắt hơn nhiều so với visa du lịch và đối với một bệnh nhân, rất khó để đến một văn phòng đăng ký dành cho người nước ngoài và tự đăng ký trước, tất cả những điều đó hiện đã bị loại bỏ hoàn toàn”.

Điểm mạnh của Ấn Độ nằm ở kỹ năng của các bác sĩ, nhân viên hỗ trợ, chất lượng đội ngũ y tá và cơ sở hạ tầng hiện đại đã xuất hiện trong vài năm qua, một vài điều trong số đó vẫn chưa có ngay cả ở các nền kinh tế rất phát triển”, Darpan Jain, thư ký của Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết.

Pillai lưu ý thêm bệnh nhân nước ngoài đến Ấn Độ không trả theo mức giá cho người dân trong nước mà thay vào đó, họ trả mức giá cao hơn. Do đó, điều này thu hút nhiều khoản đầu tư và vốn tư nhân hơn, dẫn đến cơ sở hạ tầng và công nghệ tốt hơn.

Bạn có thể trợ cấp chéo cho bệnh nhân trong nước nhờ vào điều đó. Sự thúc đẩy đến từ cách chi trả này là những gì mà Chính phủ Ấn Độ cần để hướng dẫn cho các bang”, ông Pillai nói thêm.

Thị trường du lịch y tế toàn cầu được kỳ vọng ​​sẽ vượt qua con số 135 tỉ USD vào năm 2024.

Lê Thanh Hải (Theo IBTimes)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Shopee bất ngờ thu phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn hàng từ 1-7

Trước động thái của Shopee, các nhà bán hàng bất ngờ khi kinh doanh online ngày càng khó khăn và cạnh tranh khốc liệt.

Diễn biến nóng vụ phát hiện thực phẩm chức năng ở Bình Chánh

Công an TP HCM đang mở rộng điều tra vụ việc phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng ở Bình Chánh và làm việc với nhiều bên liên quan.

Lộ diện chủ nhân lô thuốc, thực phẩm chức năng đổ trộm ở TPHCM

Cơ quan công an đã xác định được chủ nhân của hàng nghìn sản phẩm là thuốc, thực phẩm chức năng còn hạn sử dụng đổ trộm ở khu đất trống trên đường Nguyễn Văn Linh...

Starbucks giảm giá đồ uống ở Trung Quốc

Starbucks sẽ giảm giá một số loại đồ uống liên quan tới đá và trà tại Trung Quốc trong bối cảnh chuỗi cà phê này phải vật lộn với sự cạnh tranh gay gắt tại thị...

Vietnam GrandSale 2025: Mức giảm giá, ưu đãi có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa

Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động thực hiện các chương trình khuyến mại với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, hướng đến khách hàng và người tiêu dùng. Mức giảm...

Bát bún, phở đồng loạt tăng 5.000 đồng, chủ quán nói do hành, thịt, cua đều gánh thêm thuế

Những ngày gần đây, nhiều quán bún, phở, đồng loạt tăng giá thêm 5.000-10.000 đồng/bát khiến không ít thực khách cảm thấy méo mặt, cân nhắc lại thói quen ăn uống...

Đường dây sản xuất, tiêu thụ hơn 220,000 sản phẩm nhớt giả bị triệt phá tại TPHCM

Một đường dây sản xuất, tiêu thụ dầu nhớt giả với quy mô hơn 220,000 sản phẩm, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng, vừa bị Công an TPHCM triệt phá. Các đối tượng...

Cụ ông ở Hà Nội trúng độc đắc Vietlott hơn 39 tỷ đồng

Một người đàn ông ở độ tuổi U80, sống tại Hà Nội, vừa nhận giải độc đắc của Vietlott trị giá hơn 39 tỷ đồng.

Saigon Square kinh doanh nhiều hàng giả: Người dân biết nhưng vẫn mua vì ham rẻ

Nhà chức trách đã xử lý nhiều vụ buôn bán hàng hóa giả mạo tại trung tâm thương mại nổi tiếng bậc nhất TPHCM nhưng tình trạng này vẫn tái diễn bởi người tiêu dùng...

Sự “dễ dãi” của người tiêu dùng Việt

GDP của Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng cao, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện; nhưng chất lượng sống thì vẫn đang bị đe dọa bởi vấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98