Cạnh tranh phí thẻ tín dụng giữa ngân hàng nội và ngoại

05/12/2019 10:09
05-12-2019 10:09:12+07:00

Cạnh tranh phí thẻ tín dụng giữa ngân hàng nội và ngoại

Nêu rõ các khoản phí mà người sử dụng thẻ tín dụng cần phải thanh toán là ưu điểm của các ngân hàng ngoại hơn hẳn so với các ngân hàng nội.

Hiện nay, thẻ tín dụng (credit card) của các ngân hàng ngoại có mức phí “nhỉnh hơn” so với ngân hàng nội.

Điển hình như phí thường niên, HSBC thu phí thẻ hạng chuẩn là 350,000 đồng, còn mức phí của Citibank là 400,000 đồng. Shinhan Bank có mức phí thấp hơn với 110,000 đồng.

Đặc biệt, Standard Charted có mức phí khá “chát” từ 1-2 triệu đồng đối với các hạng thẻ VIP và không có loại thẻ chuẩn như các ngân hàng ngoại khác.

Trong khi đó, các ngân hàng nội có phí thường niên đối với thẻ chuẩn từ 100,000-300,000 đồng.

Về lãi suất thẻ tín dụng, khi các ngân hàng ngoại đều công bố rõ mức lãi phải trả theo năm, thì các ngân hàng nội quy định mức lãi suất theo tháng. Riêng BIDV, MBBank, Techcombank lại không công bố lãi suất cho người sử dụng được biết.

Nếu không có khoản tiền mặt nào được ứng trước và toàn bộ số dư trên tài khoản được thanh toán trước ngày đáo hạn mỗi tháng, thì khách hàng sẽ không bị áp lãi suất này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phí rút tiền mặt là khoản tiền mà ngân hàng thu của chủ thẻ tín dụng khi rút tiền mặt tại cây ATM. Phí rút tiền khá cao, dao động khoảng 4%/số tiền rút với mức phí tối thiểu là 50,000 đồng tùy ngân hàng. Riêng BIDV và Citibank chỉ lấy phí 3% số tiền mặt tương ứng, tối thiểu 50,000 đồng.

Người sử dụng thẻ tín dụng có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức tín dụng được cấp. Tuy nhiên, vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần thì chủ thẻ mới nên sử dụng tính năng này của thẻ tín dụng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với phí chậm thanh toán, hầu hết các ngân hàng ngoại và nội đều quy định mức 4% trên số tiền chậm thanh toán. Chỉ có Techcombank là có mức phí 6% trên số tiền chậm thanh toán với số tiền tối thiểu là 150,000 đồng.

Standard Chartered lại có quy định khác hơn về mức phí chậm thanh toán. Theo đó, phí phạt  là 4% của khoản thanh toán tối thiểu.

Theo Standard Chartered, khoản thanh toán tối thiểu bao gồm 5% số dư nợ (tối thiểu 50,000 đồng) và khoản trả góp hàng tháng (nếu có) và nợ quá hạn hoặc khoản vượt hạn mức tín dụng (tùy thuộc vào khoản nào lớn hơn tại thời điểm lập bảng sao kê). Trong đó,  số dư nợ là số dư nợ cuối kỳ sau khi đã trừ đi khoản trả góp hàng tháng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mỗi loại thẻ tín dụng dù là nội địa hay quốc tế, đều có một hạn mức tín dụng quy định (tối thiểu 10 triệu đồng) từ phía ngân hàng phát hành thẻ. Việc chi tiêu quá đà vượt  hạn mức tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra và điều này đồng nghĩa với việc khách hàng phải trả phí cho ngân hàng. Mức phí này gọi là phí vượt hạn mức tín dụng dựa trên số tiền đã tiêu quá hạn.

Hiện nay, ngân hàng có mức phí vượt hạn tín dụng cao nhất là Vietcombank với quy định tỷ lệ % theo số ngày vượt quá hạn mức. Còn HSBC lại quy định cụ thể mức tiền từ 50,000 -100,000 đồng đối với từng hạng thẻ.

Đa phần, các ngân hàng đều quy định phí khiếu nại và yêu cầu kiểm tra khi lỗi thuộc về người sử dụng thẻ tín dụng. VietinBank có mức phí cao nhất là 272,727 đồng, trong khi MBBank miễn phí cho khách hàng. Vietcombank và Citibank thì không quy định loại phí này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoài ra, các ngân hàng nội và ngoại cũng sẽ thu phí cấp lại thẻ trong trường hợp thẻ bị thất lạc hoặc hư hỏng, với mức phí từ 100,000-220,000 đồng. Riêng BIDV, VietinBank và MBBank không có loại phí này.

Nhìn chung, các ngân hàng ngoại quy định cụ thể và rõ ràng các mức phí mà người sử dụng thẻ tín dụng phải chịu. Với mức phí nhỉnh hơn các ngân hàng nội, các ngân hàng ngoại xác định cạnh tranh bằng dịch vụ và đặc biệt, họ có lợi thế trong cung cấp dịch vụ thanh toán khi giao dịch ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa, các ngân hàng này vẫn chưa thể hiện rõ ưu thế so với các ngân hàng trong nước.

Ái Minh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 15-7, sẽ hoàn tất chi trả đợt 1 liên quan hơn 43.000 trái chủ vụ án Trương Mỹ Lan

Tính đến ngày 17-6, tổng số tiền dự kiến chi trả trong đợt 1 cho người được thi hành án lên đến 8.694 tỉ đồng.

NHNN rút ròng nhẹ trên thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng nhích tăng

Trong tuần từ 09-16/06/2025, thanh khoản hệ thống ngân hàng duy trì trạng thái ổn định và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện hút ròng trên thị trường mở.

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2,000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững 

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, ngày 11/06/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank...

4 kinh nghiệm gửi tiết kiệm an toàn, lãi suất cao

Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn với lãi suất hấp dẫn nhất và cách tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản tiền gửi.

Rủi ro sụt giảm tỷ lệ CASA

Trong ngành ngân hàng, tỷ lệ CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) phản ánh khả năng huy động nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc hàng loạt các hộ kinh...

Tỷ giá ngày 16/6: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại cùng bật tăng

Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng 18 đồng, lên mức 24.993 VND/USD; và với biên độ giao dịch ±5%, tỷ giá trần ngày 16/6 là 26.242 VND/USD và tỷ...

Đồng USD tiếp tục trượt giá

Dù có thời điểm phục hồi sau khi Israel tấn công Iran, đồng USD vẫn ghi nhận xu hướng giảm trên thị trường quốc tế trong tuần từ 09–13/06/2025.

MB chính thức tặng miễn phí: App quản lý bán hàng, xuất hóa đơn điện tử chỉ cần điện thoại

Ngày 14/06/2025, hưởng ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) chính...

Làm thế nào để thúc đẩy thanh toán số?

Tại hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” được tổ chức sáng ngày 14/06/2025, các chuyên gia đề xuất giải pháp để thúc đẩy thanh toán...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy thanh toán sáng tạo, an toàn

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng cần phải hoàn thiện thể chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình thanh toán sáng tạo, đồng thời đảm bảo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98