Doanh nghiệp gốc Trung Quốc đầu tư gần 5 tỷ USD vào Việt Nam

03/12/2019 09:50
03-12-2019 09:50:00+07:00

Doanh nghiệp gốc Trung Quốc đầu tư gần 5 tỷ USD vào Việt Nam

Số tiền các doanh nghiệp gốc Trung Quốc đã đăng ký rót vào Việt Nam 11 tháng qua đạt xấp xỉ 5 tỉ USD, nhiều nhất trong các khu vực.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến 20/11, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) gồm cả đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt gần 31,8 tỉ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, tổng số vốn đăng ký mới đạt 14,7 tỉ USD với 3.478 dự án mới. Số này đã tăng 28% về lượng dự án nhưng lại giảm 7% về giá trị vốn đăng ký so với cùng kỳ. Trong khi đó, số vốn đầu tư trực tiếp thực hiện thời gian qua cũng đạt khoảng 17,6 tỉ USD, tăng gần 7%.

Trong số các ngành nghề kinh doanh, công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản vẫn là hai ngành nhận được nhiều vốn FDI nhất, lần lượt đạt 10,3 tỉ USD (70%) và 1,4 tỉ USD (10%). Các ngành còn lại nhận được khoảng 2,9 tỉ USD, tương đương gần 20% tổng số vốn đăng ký mới từ đầu năm.

Tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11 tháng qua

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Hàn Quốc là quốc gia đăng ký rót nhiều tiền nhất vào Việt Nam từ đầu năm với hơn 2,9 tỉ USD, chiếm gần 20% tổng vốn đăng ký mới. Tiếp đến là Trung Quốc đại lục với 2,28 tỉ USD, chiếm 16%.

Đáng chú ý, số vốn đầu tư từ Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi so với những năm gần đây, trung bình khoảng 1,3 tỉ USD trong 3 năm gần nhất.

Thậm chí, nếu tính chung các nhà đầu tư thuộc địa giới Trung Quốc (gồm cả Hong Kong và Đài Loan) tổng số tiền nhóm doanh nghiệp gốc Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 11 tháng đã lên tới hơn 4,9 tỉ USD. Số này chiếm 33,4% tổng vốn đăng ký cấp mới từ 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, số vốn đầu tư của nhóm doanh nghiệp Singapore đã đăng ký vào Việt Nam cũng là 1,95 tỉ USD (13%); Nhật Bản là 1,65 tỉ USD (11%); Xa-moa rót 570 triệu USD (4%); và Thái Lan là 557 triệu USD (gần 4%)…

Những năm trước đó, Nhật Bản và Hàn Quốc mới là hai quốc gia có số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lớn nhất.

Việc vốn đầu tư các doanh nghiệp gốc Trung Quốc tăng đột biến vào Việt Nam có liên quan tới thương chiến Mỹ - Trung leo thang trong năm nay.

Theo đó, báo cáo kinh tế hồi giữa năm của UOB cũng chỉ ra xu hướng các công ty đa quốc gia đang di dời cơ sở sản xuất sang Việt Nam thay vì Trung Quốc hoặc các quốc gia khác trong khu vực.

Trong đó, nguyên nhân chính là những lo ngại về thuế xuất nhập khẩu cao đã khiến các nhà sản xuất phải cân nhắc giữa chi phí di dời cơ sở sản xuất so với chi phí thuế thương mại.

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia lý tưởng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra thế giới nhờ sở hữu vị trí chiến lược để sản xuất và phân phối hàng hóa bằng đường bộ và đường biển. So với các quốc đảo như Philippines và Indonesia, khoảng cách và thời gian di chuyển của vận tải đường biển tại Việt Nam ngắn hơn.

Ngoài ra, một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI là mức chi phí lao động tương đối thấp, đặc biệt khi so với Trung Quốc và Thái Lan.

Năm 2019, lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 126-180 USD tùy từng vùng. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu này chỉ bằng khoảng 38-54% so với Trung Quốc (hơn 330 USD/tháng), hay Thái Lan (274 USD).

Quang Thắng

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98