Doanh nghiệp hủy niêm yết ngày càng nhiều

10/12/2019 08:58
10-12-2019 08:58:47+07:00

Doanh nghiệp hủy niêm yết ngày càng nhiều

Thống kê của Vietstock cho thấy năm 2019, gần 30 doanh nghiệp buộc phải hủy niêm yết trên sàn HOSE và HNX.

Ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến doanh nghiệp bị hủy niêm yết: Thua lỗ nặng; BCTC có vấn đề và/hoặc không minh bạch thông tin.

Kinh doanh thua lỗ

Đa số doanh nghiệp phải hủy niêm yết vì kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp. Các doanh nghiệp này gồm CTCK Phương Đông (ORS), Kỹ thuật Điện Sông Đà (SDE), Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương (PPI), Địa ốc Đà Lạt (DLR), Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc (PCN), Đầu tư Cao su Quảng Nam (VHG), Vinaconex 39 (PVV), Đầu tư Thương mại Thủy sản (ICF).

Sau khi hủy niêm yết trên sàn HNX vào ngày 10/04, CTCK Phương Đông (ORS) chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 17/04 và đổi tên thành CTCK Tiên Phong (UPCoM: ORS).

Trường hợp Xi măng Sài Sơn (SCJ), Công ty không bị lỗ 3 năm liên tiếp nhưng phải hủy niêm yết vì lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.

Vi phạm nghĩa vụ CBTT

Nhiều doanh nghiệp khác phải hủy niêm yết vì vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT). Các doanh nghiệp này gồm CMISTONE Việt Nam (CMI), Đầu tư Phát triển Hạ tầng ALV (ALV), CTCP ASA (ASA), Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC), Tập đoàn Hoàng Long (HLG), DAMAC GLS (KSH), Chế biến Thực phẩm Nông sản xuất khẩu Nam Định (NDF).

Một trường hợp đáng chú ý là Vinavico (CTA), sắp bị hủy niêm yết vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT. Ngày 27/07/2018, Sở GDCK Hà Nội đã thông báo về việc tạm ngừng giao dịch cổ phiếu CTA do Công ty không khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát và tiếp tục vi phạm CBTT sau khi bị đưa vào diện kiểm soát.

Cụ thể, Công ty chưa công bố BCTC bán niên soát xét 2017, BCTC kiểm toán 2017, Báo cáo thường niên 2017, BCTC quý 1/2018, BCTC quý 2/2018, BCQT bán niên 2018, BCTC soát xét bán niên 2018, BCTC quý 3/2018, BCTC quý 4/2018, BCQT 2018, BCTC kiểm toán 2018, Báo cáo thường niên 2018, BCQT quý 1/2019, BCTC quý 2/2019, BCQT bán niên 2019, BCTC soát xét bán niên 2019. Đồng thời, Sở GDCK Hà Nội cũng chưa nhận được thông tin công bố nào liên quan đến việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 và 2019 của Công ty.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết (DNNY), việc công bố thông tin định kỳ về hoạt động kinh doanh, hoạt động giao dịch cổ phiếu... là bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định này nên phải rời sàn.

Thực tế, một số doanh nghiệp trong nhóm này cũng đồng thời rơi vào trường hợp lỗ 3 năm liên tiếp, hoặc lợi nhuận mỗi năm mỗi giảm, hoặc lỗ trong các quý gần nhất trước ngày hủy niêm yết.

Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến

Một số doanh nghiệp bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.

CTCP SDP (SDP) buộc phải hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC kiểm toán 2017 về một loạt vấn đề như hàng tồn kho, công nợ, tiền thuê và sử dụng đất...

Tập đoàn Đại Châu (DCS) bị hủy niêm yết do đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC kiểm toán 2018 liên quan tới các khoản phải thu, trích lập dự phòng...

Tương tự, Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (SDD), Điện nhẹ viễn thông (LTC) bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC 2017, 2018. Khoáng sản Hòa Bình (KHB) bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC 2018.

Trong khi đó, CTCP TIE (TIE) bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán trái ngược đối với BCTC hợp nhất 2018.

Riêng Công nghệ mạng và truyền thông (CMT) tự nguyện hủy niêm yết trên HOSE, chuyển sang đăng ký giao dịch trên UPCoM để tập trung tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Nhà đầu tư chịu thiệt

Trong xu hướng phát triển chung của thị trường, sự đào thải là điều tất yếu để loại ra những cổ phiếu kém chất lượng. Dù vậy, đối tượng chịu thiệt khi doanh nghiệp hủy niêm yết vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng.

Hầu hết cổ phiếu trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh (dưới 10,000 đồng/cp trước ngày hủy niêm yết), thanh khoản èo uột (nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0).

Một số cổ phiếu có hiện tượng tăng giá trước ngày hủy niêm yết vì có những đồn đoán về chuyện thâu tóm, đổi chủ, tái cấu trúc… Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là chiêu trò cuối cùng của người tạo dựng cuộc chơi niêm yết trước khi doanh nghiệp hủy niêm yết.

Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Thế nhưng, cổ phiếu có thanh khoản hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp rỗng về tài chính và khả năng hoạt động thì đưa lên sàn UPCoM chẳng khác gì thêm “rác” vào sàn này.

Gia Nghi

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (21)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PSH có nguy cơ rời sàn HOSE sau 3 tháng bị đình chỉ giao dịch

Hơn 126 triệu cp PSH bị HOSE xem xét huỷ niêm yết bắt buộc do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin nghiêm trọng, giữa lúc nội bộ Doanh nghiệp đối mặt nhiều bất ổn và...

Doanh nghiệp rời sàn vì không còn đủ "chuẩn đại chúng"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán chứng kiến làn sóng doanh nghiệp đồng loạt rút lui khỏi sàn với hàng chục cái tên bị hủy tư cách công ty đại chúng...

Một doanh nghiệp nước địa phương rời UPCoM giữa lúc kinh doanh lập đỉnh, cổ tức đều đặn

Cổ phiếu CTCP Nước sạch Quảng Trị (UPCoM: NQT) sẽ bị hủy giao dịch từ ngày 02/07 - sau gần 9 năm lên UPCoM, với thanh khoản gần như đóng băng suốt từ cuối 2023...

Hợp nhất 2 doanh nghiệp, "tân binh" ngành than chào sàn HNX với giá 11,700 đồng/cp

Hơn 61.9 triệu cp TD6 của CTCP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV sẽ giao dịch trên HNX từ ngày 16/06, với giá tham chiếu 11,700 đồng/cp - tương đương vốn hóa chào sàn...

Cổ phiếu CVN tái xuất UPCoM từ 11/06 với giá đáy, vốn hóa "bốc hơi" hơn 240 tỷ

Toàn bộ gần 29.7 triệu cp CVN của CTCP Vinam sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 11/06, theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Giá tham...

HOSE sắp đón thêm 2 tân binh

Cả 2 tân binh sắp đổ bộ lên niêm yết trên sàn HOSE đều đang giao dịch trên UPCoM.

Chủ khu du lịch Mỹ Trà rời sàn sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu "rẻ hơn trà đá"

Sau hơn 12 năm niêm yết, Mỹ Trà Tourist sẽ rời sàn UPCoM vào cuối tháng 6. Giá cổ phiếu MTC hiện chỉ còn 1,900 đồng, không có thanh khoản suốt nhiều tháng; Công ty...

Một thương hiệu may sắp rời sàn sau 50 năm hoạt động và hơn 2,500 lao động đang gắn bó

Bức tranh tài chính ổn định, cổ tức hào phóng và lịch sử hoạt động gần 50 năm, CTCP Dệt May 29/3 (Hachiba, UPCoM: HCB) không giống nhiều cái tên rút khỏi sàn vì...

KSQ, VE8 cùng lên UPCoM sau án hủy niêm yết, giá tham chiếu rẻ hơn trà đá

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của CTCP CNC Capital Việt Nam (KSQ) và CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (VE8) sẽ được giao dịch trên...

Một doanh nghiệp dược không còn đạt chuẩn đại chúng vì thiếu cổ đông nhỏ, vốn điều lệ thấp

CTCP Dược Trung ương 3 (UPCoM: TW3) không đáp ứng các tiêu chí về vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông theo Thông tư 19 của Bộ Tài chính. Cùng lúc, cổ phiếu TW3 đang giao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98