Doanh nghiệp mía đường đang phát 'sốt' với ATIGA

17/12/2019 15:09
17-12-2019 15:09:11+07:00

Doanh nghiệp mía đường đang phát 'sốt' với ATIGA

Các doanh nghiệp mía đường trong nước đang lo mất thị trường nội địa vì thời điểm ngày 1/1/2020 đang đến rất gần. Đó là thời điểm mặt hàng đường từ các nước ASEAN tự do đi vào thị trường Việt Nam với mức thuế chỉ từ 0 - 5%.

Doanh nghiệp mía đường đang phát “sốt” với ATIGA
Việt Nam hoàn toàn có quyền quyền áp dụng cơ chế phòng vệ, áp thuế tự vệ cho các sản phẩm nhập khẩu...

Theo cam kết ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, thể theo nguyện vọng của ngành mía đường, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho hoãn thực Điều 20 tại Hiệp định ATIGA 2 năm để các doanh nghiệp mía đường và người nông dân có thêm thời gian thích ứng.

Sau khi được Chính phủ đồng ý, Bộ Công Thương đã gửi thông báo tới các đối tác ASEAN về việc tạm đình chỉ thực hiện Điều 20 tại Hiệp định ATIGA đến hết năm 2019 đối với mặt hàng đường. Đồng thời khẳng định, cam kết Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập đường từ các nước ASEAN theo cam kết khi tham gia ATIGA kể từ ngày 1/1/2020.

Ngay sau đó, ngày 20/2/2019, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 1034/BCT-XNK, đề nghị Hiệp hội Mía đường Việt Nam thông báo rộng rãi tới các doanh nghiệp thành viên, cũng như người nông dân trồng mía về thời hạn chính thức thực thi cam kết này kể từ ngày 1/1/2020, để các bên liên quan xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, đến nay, khi thời điểm các cam kết trong ATIGA liên quan đến ngành mía đường chính thức có hiệu lực chỉ còn tính từng ngày nhưng dường như các doanh nghiệp ngành mía đường trong nước vẫn còn thụ động, không có kế hoạch cụ thể để thích ứng với những thay đổi thị trường từ các cam kết trong ATIGA.

Vừa qua, một số doanh nghiệp ngành mía đường đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội áp thuế giá trị gia tăng 0% đối với sản phẩm đường trong nước, dừng đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019… Theo Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước mong muốn Chính phủ kéo dài thêm thời gian bảo hộ...

Cụ thể, đại diện một số doanh nghiệp mía đường cho rằng, hiện giá đường trên thế giới đang rẻ một cách bất thường mà nguyên nhân là do sự thao túng, trợ cấp, thậm chí phá giá đường để hỗ trợ xuất khẩu của các nước xuất khẩu đường. Các quốc gia sản xuất đường luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm giá đường ổn định, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng trong sự cân đối với lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp trước đường nhập khẩu giá rẻ.

Trong khi đó, ATIGA chỉ là một Hiệp định cam kết chung giữa các nước ASEAN do đó việc thực thi các cam kết của ATIGA sẽ không làm chính sách của các nước sản xuất, xuất khẩu đường của ASEAN thay đổi nhiều.

Điển hình như các nước Thái Lan, Philippines và Indonesia. Mặc dù các nước này luôn tự cho mình đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2015 nhưng trong thực tế các nước này vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại phi thuế qua để bảo vệ ngành mía đường trong nước. Như Thái Lan đang áp dụng biện pháp hỗ trợ ngành mía đường trong nước bằng việc sử dụng một phần lợi nhuận bán đường giá cao trong nước làm nguồn trợ cấp để xuất khẩu đường ra nước ngoài.

Cả ba nước Thái Lan, Philippines và Indonesia vẫn cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu đường từ nước ngoài vào nhưng lượng đường nhập khẩu này sẽ phải nằm chờ tại kho dự trữ mà không được bán vào thị trường nội địa nếu như chưa được sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền. Theo đó, lượng đường nhập khẩu chỉ được tiêu thụ tại thị trường nội địa khi nhu cầu tiêu thụ đường trong nước bị thiếu hụt và đặc biệt chỉ trong giai đoạn trái vụ thu hoạch, sản xuất.

Như vậy, cánh cửa nhập khẩu đường theo Hiệp định ATIGA của Thái Lan, Philippines và Indonesia vẫn rộng mở nhưng cánh cửa tiêu thụ trong nước bị đóng lại. Với quy định tạo "hạn ngạch tiêu thụ nội địa" các nước này sẽ không vi phạm Hiệp định ATIGA nhưng các doanh nghiệp sẽ không nhập khẩu để rồi cất hàng trong kho.

Từ những phân tích trên, nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước kiến nghị Chính phủ nên cân nhắc những biện pháp phi thuế quan tương tự như Thái Lan, Philippines và Indonesia đã làm để bảo vệ ngành mía đường trong nước. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngành mía đường trong nước mà Việt Nam vẫn thực hiện bỏ hạn ngạch thuế quan và áp dụng mức thuế suất từ 0 đến 5% đối với mặt hàng đường theo cam kết ATIGA thì các doanh nghiệp mía đường trong nước chắc chắn phải đóng cửa.

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, đây là những kiến nghị rất khó thực hiện theo các cam kết hội nhập quốc tế. Năm 2018, khi Việt Nam thông báo cho ASEAN về việc lùi thời hạn mở cửa thị trường mía đường đến ngày 1/1/2020 thì các nước phản ứng rất mạnh mẽ nên lần này không thể trì hoãn thêm được nữa.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, việc các nước như Thái Lan, Philippines và Indonesia áp dụng chính sách bảo hộ ngành mía đường trong nước như thế nào cơ quan quản lý Nhà nước đều nắm được. Chính phủ Việt Nam sẽ có cơ chế áp thuế phòng vệ thương mại cũng như các công cụ pháp lý nếu các sản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất trong nước. 

Cụ thể, sau khi mở cửa thị trường, các mặt hàng đường nhập khẩu nhập vào Việt Nam mà gây ra đe doạ nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước và lợi ích của người dân trong nước thì Việt Nam hoàn toàn có quyền áp dụng cơ chế phòng vệ là áp thuế tự vệ cho các sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.

* Không dễ cứu ngành mía đường

* Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Lam Giang

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98