Mở rộng sân bay Đà Nẵng: Có tiền nhưng chưa được làm!

13/12/2019 13:11
13-12-2019 13:11:15+07:00

Mở rộng sân bay Đà Nẵng: Có tiền nhưng chưa được làm!

Trong khi nhà ga T1 và T2 của sân bay Đà Nẵng đang quá tải, nguồn vốn đầu tư mở nhà ga T3 và ga hàng hóa đã có sẵn nhưng chưa thể triển khai do Bộ GTVT chưa có quy hoạch!

* Ai cũng sốt ruột phát triển sân bay nhưng 'anh cơ chế cứ đủng đỉnh'

* Xã hội hoá hạ tầng sân bay: Cần biến chủ trương thành dự án thực tế

* Chính phủ có tiếp tục giao cho ACV làm chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành hay không?

Mở rộng sân bay Đà Nẵng: Có tiền nhưng chưa được làm! - Ảnh 1.
Sảnh đến nhà ga quốc tế T2 sân bay Đà Nẵng luôn tấp nập - Ảnh: TẤN LỰC

Nhà ga quốc nội T1 có công suất thiết kế 4-6 triệu khách/năm, nhưng công suất khai thác thực tế hiện lên tới 8,3 triệu khách/năm. Tương tự, nhà ga quốc tế T2 có công suất thiết kế 4,5 triệu khách/năm cũng đang quá tải với công suất khai thác thực tế lên tới 7 triệu khách/năm.

Sân bay quá tải, dự án chờ quy hoạch

Ghi nhận của chúng tôi tại nhà ga quốc nội T1, sân bay Đà Nẵng cho thấy bình quân mỗi ngày có 70 chuyến bay với 23.000 lượt khách. Vào các giờ cao điểm (buổi sáng, buổi trưa và buổi tối) thường xuyên xảy ra quá tải. 

Tương tự, nhà ga quốc tế T2 cũng có 60 chuyến bay mỗi ngày, với 19.500 lượt khách/ngày, thường xuyên quá tải. Trong khi đó, nhà ga hàng hóa có công suất thiết kế 20.000 tấn/năm hiện phải phục vụ 45.000 tấn/năm, không còn khả năng tiếp nhận thêm hàng hóa.

Theo dự báo trước đó, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, sản lượng tại sân bay này sẽ đạt 25 triệu khách/năm vào năm 2025 và 40 triệu khách/năm vào năm 2030. Tuy nhiên, việc tăng trưởng hành khách thực tế vượt gấp đôi dự báo. Đến năm 2025, lượng hành khách sẽ vượt 2,5 lần công suất thiết kế các nhà ga, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng chuyến, mở thêm đường bay và đón trả khách.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Xuân Tùng - giám đốc sân bay quốc tế Đà Nẵng - cho biết việc điều chỉnh quy hoạch là trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam nhưng cơ quan này chưa bố trí được nguồn vốn trong khi Đà Nẵng muốn ứng vốn lại không làm được.

"Quy hoạch không nhiều tiền, chỉ vài tỉ đồng. Đà Nẵng rất quyết liệt tháo gỡ, ứng tiền trước nhưng theo luật thì không được. Đà Nẵng và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đều rất nóng ruột bởi việc xây nhà ga đâu phải hôm nay xây là ngày mai có ngay đâu. Từ quy hoạch tới thực hiện phải mất ít nhất 3 năm mà hàng hóa giờ tắc cứng, không thể làm gì được" - ông Tùng chia sẻ.

Vốn "treo" do thủ tục?

Theo ông Lê Xuân Tùng, vốn xây dựng nhà ga T3 (công suất 10-15 triệu khách/năm) khoảng 5.000 tỉ đồng, vốn xây ga hàng hóa (công suất 80.000-100.000 tấn/năm) khoảng 300 tỉ đồng. Số vốn này ACV đã có sẵn nhưng để triển khai làm, trước hết phải được Bộ GTVT lập quy hoạch điều chỉnh. Do vậy, dự án vẫn đang giậm chân tại chỗ.

Trước đó, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị thống nhất cho địa phương này làm điều chỉnh quy hoạch để kịp thời triển khai mở nhà ga T3. Tuy nhiên, Chính phủ giao cho các bộ nghiên cứu, dự án đến nay tiếp tục bị trì hoãn. Trong khi đó, theo UBND TP Đà Nẵng, việc chậm đầu tư ga T3 và hạ tầng liên quan sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tăng trưởng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trung Chinh - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - bày tỏ lo lắng khi sân bay Đà Nẵng ngày càng quá tải, trong khi việc mở thêm nhà ga T3 vẫn giậm chân tại chỗ do Bộ GTVT chưa quy hoạch. Để xúc tiến nhanh việc mở nhà ga T3, UBND Đà Nẵng đã đề nghị ứng trước vốn cho Bộ GTVT lập quy hoạch chi tiết.

Tuy nhiên, các bộ ngành liên quan không đồng ý với lý do không thể dùng ngân sách địa phương để làm quy hoạch của trung ương.

Chưa điều chỉnh quy hoạch vì chưa được bố trí vốn!

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết theo điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có 17 cảng hàng không cần tiếp tục lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Ngoài ra, theo Luật quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 sẽ phải rà soát và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc định hướng đến năm 2050.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để thực hiện nhiệm vụ là việc bố trí nguồn vốn thực hiện công tác quy hoạch. Theo Luật quy hoạch, quy hoạch cảng hàng không thuộc quy hoạch quốc gia nên được thực hiện theo nguồn đầu tư công. Trong khi đó, Cục Hàng không chưa được bố trí vốn để lập đề án điều chỉnh quy hoạch một số cảng hàng không, trong đó có Đà Nẵng.

Trong thực tế, kinh phí lập đề án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Đà Nẵng, Cục Hàng không đã đưa vào kế hoạch ngân sách năm 2020 báo cáo Bộ GTVT xin ý kiến các cấp thẩm quyền để triển khai kế hoạch ngân sách và phân bổ.

"Cục Hàng không cũng đã đề xuất Bộ GTVT xin ý kiến Bộ Tài chính cho sử dụng tiền vượt thu từ quỹ sự nghiệp kinh tế của các cảng vụ hàng không để thực hiện. Hiện nay Bộ Tài chính đang xem xét" - ông Thắng cho biết.

TUẤN PHÙNG

Sẽ nâng công suất lên 28-30 triệu khách/năm

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi ra quyết định đầu tư nhà ga T3 và nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng phải lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết, bổ sung các hạng mục này. Tuy nhiên, trong năm 2019 Bộ GTVT chưa được bố trí ngân sách cho việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhiều sân bay.

Dù chưa được bố trí ngân sách nhưng Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã tiến hành lấy ý kiến về các nội dung điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Đà Nẵng đến năm 2030. Theo đó, công suất dự kiến nâng lên 28-30 triệu khách/năm, đáp ứng nhu cầu khai thác cả dân dụng và quân sự.

TẤN LỰC

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM: Phát triển chung cư cao tầng chiếm tỷ trọng lớn

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 xác định phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới;...

KCN Tây Bắc Hồ Xá của Quang Anh Quảng Trị nâng vốn lên hơn ngàn tỷ, gia hạn tiến độ

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công...

Đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hơn 18 ngàn tỷ theo hình thức PPP

Lâm Đồng phê duyệt cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư hơn 18 ngàn tỷ đồng, với kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông Quốc lộ 20 và tạo đà...

Chân dung doanh nghiệp đề xuất đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam hơn 45 ngàn tỷ

Vidifi mới đây gửi đề xuất lên Chính phủ về việc đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam phía Bắc theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Vidifi - chủ đầu tư tuyến...

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp có đô thị mới rộng 2,900ha?

Chiều 03/06, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Đô thị mới Phước Hải, huyện Long Đất...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải đáp về phương án bỏ giấy phép xây dựng nhà ở

Đại diện từ Bộ Xây dựng nói rằng quan điểm Bộ là tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Thái Nguyên tìm nhà đầu tư cho khu công nghệ thông tin tập trung 3.5 ngàn tỷ

Dự án khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích gần 198ha, tổng mức đầu tư 3,500 tỷ đồng, được quy hoạch tại phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên và xã Nga...

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Bộ Xây dựng yêu cầu cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc các công...

Mở rộng sân bay Phú Quốc: Chính phủ giao tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ giao UBND tỉnh Kiên Giang lựa chọn nhà đầu tư trong nước và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc bảo đảm phù hợp với...

Bình Định duyệt chi hơn 3.2 ngàn tỷ làm đường băng số 2 sân bay Phù Cát

UBND tỉnh Bình Định có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98