Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm

27/12/2019 14:04
27-12-2019 14:04:00+07:00

Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7.02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6.6%-6.8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.

* Tổng cục Thống kê: 'Tính lại GDP không phải để Chính phủ tăng vay nợ'

* Nền kinh tế Việt Nam tăng gần 1.3 triệu tỷ đồng sau khi tính lại GDP

* ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9% trong năm 2019

Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường, kết quả tăng trưởng 7.02% khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019. 

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.01%, đóng góp 4.6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.90%, đóng góp 50.4%; khu vực dịch vụ tăng 7.3%, đóng góp 45%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay là tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11.29%) và các ngành dịch vụ thị trường (ngành vận tải, kho bãi tăng 9.12%; bán buôn và bán lẻ tăng 8.82%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 862%).

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13.96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34.49%; khu vực dịch vụ chiếm 41.64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14.68%; 34.23%; 41.12%; 9.97%).

Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7.91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6.71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8.35%.

Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46.11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44.46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33.58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110.4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6.2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao.

Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6.42 năm 2016 xuống 6.11 năm 2017; 5.97 năm 2018; năm 2019 ước tính đạt 6.07. Bình quân giai đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6.14, thấp hơn so với hệ số 6.25 của giai đoạn 2011-2015.

Nhật Quang

FILI








MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông

Với đại đa số đại biểu biểu quyết tán thành (93.93%), chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng...

Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới

Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng trong tháng 12 như quy định chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, quản lý tài chính trong...

Việt - Nhật nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida thông báo Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu...

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Nhật Bản

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản đã diễn ra trọng thể tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản ở thủ...

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao

Thủ tướng đề nghị mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu, cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân với nước để "không cần phải họp nhiều...

Phó Thủ tướng: Đầu tư công là lĩnh vực mà chúng ta có thể chủ động đẩy mạnh trong 3 động lực

Sáng 27/11, Thường trực Chính phủ tổ chức hội nghị với các bộ, cơ quan, địa phương đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Luật Căn cước: Quốc hội đồng ý bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước

Sáng 27/11, Quốc hội thông qua Luật Căn cước, trong đó bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước, chỉ lưu trong cơ sở dữ liệu.

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển TPHCM

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 98, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phát triển TPHCM trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, phân cấp, phân quyền triệt...

Ông Phan Văn Mãi: Phải đầu tư 30-50% nguồn lực quốc gia, Đông Nam Bộ mới bứt tốc

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, giai đoạn từ đây đến năm 2030, phải đầu tư đến 30%-50% nguồn lực quốc gia, Đông Nam Bộ mới có được sự bứt tốc trong thời gian...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị Người đứng đầu Nhà nước và là chuyến thăm Nhật Bản thứ tư của các Chủ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98