Nền kinh tế Việt Nam tăng gần 1.3 triệu tỷ đồng sau khi tính lại GDP

13/12/2019 10:49
13-12-2019 10:49:00+07:00

Nền kinh tế Việt Nam tăng gần 1.3 triệu tỷ đồng sau khi tính lại GDP

Sau khi tính toán lại, GDP năm 2017 đạt 6,294 ngàn tỷ đồng, so với mức hơn 5,006 ngàn tỷ đã công bố, giúp GDP bình quân đầu người tăng lên gần 3,000 USD.

Sáng ngày 13/12, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã họp báo công bố kết quả đánh giá lại quy mô nền kinh tế giai đoạn 2010-2017.

Theo đó, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế tăng bình quân 25.4% mỗi năm, trong đó năm 2011 có tỷ lệ tăng cao nhất với 27.3%, còn năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất với 23.8%. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt gần 6.3 triệu tỷ đồng, tăng gần 1.3 triệu tỷ so với số liệu đã công bố.

Trong các khu vực kinh tế, dịch vụ có mức tăng cao nhất sau khi đánh giá lại khi thêm 316,000-615,000 tỷ đồng mỗi năm. Khu vực công nghiệp và xây dựng bình quân năm tăng 211,000-555,000 tỷ đồng, còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thêm 25,000-46,000 tỷ đồng.

Cơ cấu GDP, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê đã "phản ánh rõ hơn xu hướng dịch chuyển của nền kinh tế". Trong đó, đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 17.4% GDP xuống 14.7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 33% lên 34.8% GDP; còn khu vực dịch vụ tăng từ 39.2% lên 41.2% GDP.

GDP công bố trước đó và GDP tính lại. Nguồn TCTK

Do mức độ tăng đồng đều giữa các năm nên tốc độ tăng GDP hàng năm không có biến động lớn so với số đã công bố. Mỗi năm tốc độ tăng trưởng GDP sau khi đánh giá lại tăng từ 0.13 đến 0.48 điểm phần trăm.

Do quy mô nền kinh tế thay đổi, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng có sự điều chỉnh. Trong đó, GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 66.8 triệu đồng, tương đương 2,985 USD. Một số chỉ tiêu vĩ mô quan trọng như tỷ lệ nợ công so với GDP đến cuối năm 2017 giảm xuống còn 48.8%; tỷ lệ bội chi ngân sách còn 2.8%; tỷ lệ chi ngân sách so với GDP còn 21.5%...

Nguyên nhân dẫn đến thay đổi quy mô GDP

Theo TCTK thì kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến nay có nhiều chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển khu vực sản xuất tư nhân, khuyến khích chuyển đổi từ hộ sản xuất kinh doanh sang doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ trong dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quy mô GDP chưa được tính toán đầy đủ.

Theo TCTK, khi rà soát, đánh giá lại GDP đã nhận diện 5 nhóm nguyên nhân, trong đó có 4 nhóm làm tăng GDP, còn một nhóm có tác động giảm. Tác động lớn nhất là việc bổ sung thông tin từ tổng điều tra, làm quy mô GDP bình quân mỗi năm tăng thêm 589,000 tỷ đồng, chiếm 63% mức tăng. Đứng thứ hai là bổ sung thông tin từ hồ sơ hành chính, giúp GDP tăng bình quân 305,000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2010-2017, chiếm 32.6% mức tăng bình quân.

Mục đích sử dụng kết quả đánh giá lại quy mô GDP

Cũng theo TCTK thì việc đánh giá lại quy mô GDP là để đánh giá đúng bức tranh, năng lực của nền kinh tế, đánh giá hiệu quả các chính sách kinh tế. Bên cạnh đó còn dùng để xây dựng các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98