Những sàn thương mại điện tử nào đã 'chết' tại Việt Nam?

19/12/2019 16:13
19-12-2019 16:13:42+07:00

Những sàn thương mại điện tử nào đã 'chết' tại Việt Nam?

Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho thương mại điện tử (TMĐT) song hàng loạt công ty phải nói lời chia tay để nhường lại sân chơi cho những doanh nghiệp có nguồn vốn “khủng” hơn.

* Vingroup rút khỏi mảng bán lẻ: Sáp nhập Adayroi vào VinID và giải thể VinPro

* VinCommerce bất ngờ đóng cửa Adayroi

Những sàn thương mại điện tử nào đã ‘chết’ tại Việt Nam?
Adayroi chính thức dừng hoạt động buôn bán từ ngày 17-12. Ảnh: Thu Hà

Những sàn thương mại điện tử dừng cuộc chơi

Vừa qua, nhiều nhà cung cấp đang có hợp tác hoạt động trên sàn TMĐT Adayroi bất ngờ nhận được thông báo của Công ty CP Dịch vụ thương mại Vincommerce (Vincommerce) về việc dừng bán hàng trên sàn này.

Ngay sau đó, Tập đoàn Vingroup đã chính thức thông tin về việc sàn thương mại điện tử Adayroi sẽ sáp nhập vào VinID, đồng thời giải thể toàn bộ siêu thị điện máy VinPro. Việc sáp nhập sẽ chuyển đổi mô hình B2C sang mô hình O2O- kết hợp giữa phương thức bán lẻ truyền thống và phương thức bán lẻ trực tuyến.

Adayroi chính thức dừng hoạt động buôn bán từ ngày 17-12. Ảnh: Thu Hà

Vingroup cũng thông tin với việc thay đổi chiến lược phát triển, lĩnh vực bán lẻ không còn là ưu tiên cốt lõi của tập đoàn này. Thay vào đó, Vingroup sẽ tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp - công nghệ.

Đây không phải lần đầu tiên người tiêu dùng chứng kiến sàn TMĐT sáp nhập hay biến mất khỏi thị trường TMĐT ở Việt Nam vốn dĩ đang khốc liệt này.

Hồi cuối tháng 3-2019, website TMĐT Robins.vn đột ngột thông báo dừng hoạt động bán hàng trực tuyến. Hiện trang web này không còn hiển thị sản phẩm mà thay vào đó là giới thiệu về hai cửa hàng của Robins tại Hà Nội và TP.HCM.

Robins.vn ra mắt tháng 5-2017, thuộc sở hữu của Central Group, tập đoàn Thái Lan nắm trong tay chuỗi siêu thị Big C và cửa hàng điện máy Nguyễn Kim. Tiền thân của Robins.vn là sàn TMĐT chuyên về thời trang Zalora - gia nhập thị trường Việt Nam năm 2012 và được Central Group mua lại vào năm 2016.

Sự ra đi của Robins được phía Tập đoàn Central Group Việt Nam lý giải là để thực hiện chiến lược tái cấu trúc, thúc đẩy hơn nữa sức tăng trưởng kinh doanh của tập đoàn tại thị trường Việt Nam.

Với Tập đoàn Central Group, không chỉ đóng cửa trang TMĐT Robins mà hồi năm 2016 khi mua lại hệ thống Big C, tập đoàn này cũng cho đóng cửa trang TMĐT Cdiscount.vn (thuộc Big C) dù đã đầu tư khá bài bản.

Trước đó, vào ngày 27-11-2018, trang TMĐT Vui Vui (vuivui.com) của Thế Giới Di Động cũng chính thức từ giã thị trường trực tuyến chỉ sau hai năm hoạt động và một năm chính thức bán hàng trên website. Sau khi đóng cửa, toàn bộ nền tảng website, hậu cần, giao nhận của vuivui.com cũng đã được chuyển sang cho bachhoaxanh.com.

Thời điểm ra mắt thị trường, Vuivui.com còn được lãnh đạo Thế Giới Di Động kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc sau 4-5 năm tham gia thị trường và vượt doanh thu chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động. Song trên thực tế doanh thu của sàn TMĐT chỉ đạt 75 tỉ đồng vào 2017, chiếm khoảng 0.1% tổng doanh thu của công ty mẹ, một con số quá khiêm tốn cho với kỳ vọng đặt ra.

Trước Adayroi, Robins, Vui Vui, những cái tên như Beyeu, Lingo, Deca... cũng đã phải đầu hàng. Điều ấn tượng là trước khi chính thức rút lui vào tháng 11-2015, trang TMĐT Beyeu, một dự án của Webtretho được IDG Ventures Việt Nam đầu tư - còn ngậm ngùi để lại lời nhắn: "Kinh doanh TMĐT cần rất nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc đốt tiền. Chúc may mắn cho những người còn lại".

Nhiều sàn TMĐT ngậm ngùi rời khỏi thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet

Cuộc đua khốc liệt của sàn TMĐT

Một chuyên gia về TMĐT thừa nhận: “TMĐT là một cuộc đua đốt tiền”. Cũng trong một báo cáo mới đây của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT ước tính một doanh nghiệp TMĐT sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỉ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Trên thực tế, tại thị trường Việt Nam những tên tuổi cứng cựa như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… dù được hậu thuẫn bởi những mỏ tiền khổng lồ nhưng vẫn chịu nhiều khoản lỗ chồng chất. Tính đến 31-3-2018, lỗ lũy kế của Lazada đã lên đến hơn 5.300 tỉ đồng, còn Shopee tính đến cuối tháng 12-2018 là 2.708 tỉ đồng và Tiki là 1.395 tỉ đồng…

Tuy nhiên, những sàn TMĐT vẫn tồn tại ở Việt Nam nhờ những nguồn đầu tư từ các ông lớn, ví dụ như Lazada là đứa con của ông trùm TMĐT Alibaba, trong khi Sea là công ty mẹ của Shopee và Tiki được VNG và JD.com đổ nguồn tiền lớn để đầu tư. Mới đây, Sendo - đứa con nhà FPT đã gọi vốn thành công lên đến 61 triệu USD

Mặc dù TMĐT là một cuộc đua đốt tiền song các chuyên gia cũng phải thừa nhận đây là mảnh đất màu mỡ, tốc độ tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam tăng khoảng 30%/năm. Hiện dung lượng thị trường TMĐT Việt Nam đang đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia với khoảng 40 triệu người mua sắm trực tuyến.

THU

Pháp luật TPHCM





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98