Thỏa thuận rất gần nhưng Mỹ sẵn sàng ngoảnh mặt nếu có điều khoản không như ý

07/12/2019 10:44
07-12-2019 10:44:07+07:00

Thỏa thuận rất gần nhưng Mỹ sẵn sàng ngoảnh mặt nếu có điều khoản không như ý

Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng (NEC), cho biết Mỹ và Trung Quốc “gần” tiến tới thỏa thuận thương mại, nhưng chính quyền Mỹ sẵn sàng ngoảnh mặt với thỏa thuận nếu Mỹ không có được các điều khoản mong muốn.

“Tổng thống Mỹ nhiều lần cho biết nếu thỏa thuận không tốt, nếu lời cam kết ngăn chặn các vụ cam kết trong tương lai không tốt và nếu cơ chế thực thi thỏa thuận không tốt, thì Mỹ sẽ không tiến tới thỏa thuận. Chúng tôi sẽ ngoảnh mặt đi”, ông Kudlow cho biết trên chương trình “Squawk on the Street” của CNBC trong ngày thứ Sáu (06/12).

Hai quốc gia đang đàm phán để hoàn tất thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 khi hàng rào thuế quan 15% đối với 165 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sắp có hiệu lực vào ngày 15/12. Ông Kudlow cho biết hai bên đã tiến gần đến một thỏa thuận.

Thỏa thuận đang ở rất gần. Có lẽ gần hơn so với thời điểm giữa tháng 11/2019”, ông Kudlow nói thêm. “Thực tế là hai bên đã tổ chức các cuộc trao đổi mang tính xây dựng, các cuộc trao đổi diễn ra gần như là hàng ngày. Chúng tôi đang ở gần một thỏa thuận… Dù không có hạn chót tiến tới thỏa thuận, nhưng 15/12 vẫn là ngày quan trọng với việc có triển khai hàng rào thuế quan hay không”.

Ông Kudlow mô tả các cuộc đàm phán gần đây giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là căng thẳng. “Tôi nói căng thẳng vì đây là một vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi không thể cho phép cho bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, đánh cắp những đột phá của chúng tôi về công nghệ và vi xử lý tiên tiến liên quan đến mạng 5G”.

Trong ngày thứ Năm (05/12), ông Trump cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh diễn ra rất tốt đẹp. Ông nói thêm một điều gì đó liên quan đến hàng rào thuế quan có thể diễn ra, nhưng nói thêm họ chưa bàn luận đến vấn đề đó.

Trong ngày thứ Năm (05/12), Wall Street Journal ghi nhận Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa nhất trí về khối lượng nông sản mà Trung Quốc sẽ mua từ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang yêu cầu Trung Quốc mua 40-50 tỷ USD nông sản mỗi năm – cao hơn rất nhiều so với mức 8.6 tỷ USD mà Trung Quốc mua trong năm 2018, Wall Street Journal dẫn lại nguồn tin thân cận. Chính quyền Mỹ còn yêu cầu Trung Quốc công khai thông báo về kế hoạch mua nông sản và cho biết họ không phụ thuộc vào điều kiện thị trường hoặc nghĩa vụ thương mại của Trung Quốc.

Vương Đông (Theo CNBC)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98