Tiền bị hút đi đâu?

13/12/2019 09:00
13-12-2019 09:00:00+07:00

Tiền bị hút đi đâu?

Trong khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng hay ngoại tệ thời gian qua không mấy tích cực, thị trường chứng khoán cũng không tránh khỏi xu thế suy giảm, bất chấp những biện pháp nới lỏng chính sách của nhà điều hành. Tiền đã bị hút đi đâu?

Sự ảm đạm của thị trường

Sau khi đạt mức cao nhất gần 1,030 điểm ở những ngày đầu tháng 11, VN-Index đã đảo chiều và suy yếu kể từ đó đến nay, thậm chí có lúc rớt về tận vùng 950 điểm trong những ngày đầu tháng 12 vừa qua, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6 đến nay. Sự điều chỉnh trên ghi nhận tốc độ mất giá gần 8% chỉ trong vòng 1 tháng, đánh dấu chuỗi giảm điểm mạnh nhất tính từ giữa tháng 12 năm ngoái.

Động thái giảm 0.5% trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên từ ngày 19/11 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dường như cũng không thể giúp gì cho thị trường, thậm chí đà giảm còn mạnh hơn sau thời điểm đó, khi VN Index không thể giữ được mốc tâm lý 1,000 điểm. Việc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn điều chỉnh mạnh dĩ nhiên đã tác động đáng kể lên thị trường, nhưng việc bộ phận tự doanh ở các công ty chứng khoán hay khối ngoại liên tiếp bán ròng cũng đã tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường.

Rõ ràng với kênh tiền gửi giảm đi sức hấp dẫn sau khi các ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động vốn theo sau quyết định của nhà điều hành, trong khi lạm phát tiếp tục leo thang trong 2 tháng vừa qua, không ít người kỳ vọng dòng tiền gửi ngân hàng sẽ rút ra để tìm đến những kênh đầu tư khác mang lại suất sinh lợi cao hơn, trong đó chứng khoán có thể hưởng lợi lớn. Nhưng dường như mọi thứ đang diễn ra ngược lại.

Nhìn sang những kênh đầu tư khác, mọi thứ cũng không mấy sáng sủa. Thị trường bất động sản, kênh hút vốn mạnh nhất trong nhiều năm qua, đang trở nên rủi ro hơn với “cú sốc” condotel gần đây. Sau một thời kỳ tăng trưởng nóng, các dự án condotel đang có dấu hiệu vỡ trần và có thể lan sang các phân khúc khác trong thị trường vốn có nhiều nguy cơ này. Dòng vốn cho bất động sản gần đây tiếp tục bị thắt chặt sau khi NHNN đã chính thức ban hành lộ trình  giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản.

Trên thị trường ngoại hối, giá USD trên thị trường tự do sau thời điểm tăng nhanh vào cuối tháng vừa qua, thì những ngày gần đây đã giảm nhanh trở lại, theo sau diễn biến suy yếu của đồng USD trên thị trường quốc tế và  nguồn cung ngoại tệ trong nước quá dồi dào. Hiện tại việc lướt sóng tỷ giá cũng không mang lại quá nhiều kỳ vọng, khi NHNN có nguồn dự trữ ngoại hối đã lên tới 75 tỷ USD có thể can thiệp bất kỳ lúc nào khi nhận thấy tỷ giá nóng lên có thể vượt tầm kiểm soát.

Đáng lưu ý là dù đồng USD yếu đi, thị trường vàng cũng không không mấy khả quan khi vẫn chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh kể từ cuối tháng 8 đến nay, theo đó giá vàng trong nước thời gian qua tiếp tục trầm lắng với lực cầu yếu ớt. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tạm ngưng cắt giảm lãi suất sau 3 lần gần đây rõ ràng đã không hỗ trợ cho thị trường kim loại quý này.

Tiền chạy đi đâu?

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong tháng 11 lên đến hơn 26.7 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh 58% so với tháng trước. Trong đó, nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu phát hành với gần 14.7 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 3.2 lần so với tháng trước chiếm tỷ trọng gần 55% trong tổng giá trị phát hành. Đáng lưu ý là con số phát hành 26.7 ngàn tỷ đồng kể trên chỉ chiếm 50% tổng giá trị đăng ký của riêng tháng 11, cho thấy nhu cầu phát hành trái phiếu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Tính chung 11 tháng, lũy kế giá trị phát hành lên tới 233.5 ngàn tỷ đồng, tương ứng 64% tổng giá trị đăng ký, trong đó số lượng doanh nghiệp đã phát hành là 189 doanh nghiệp, với kỳ hạn bình quân là 4.13 năm. Không thể chối cãi việc thị trường TPDN tăng trưởng nóng đã hút bớt một phần lượng tiền trên thị trường cổ phiếu kể từ đầu năm đến nay.

Nếu như kênh TPDN là mảnh đất mới màu mỡ đối với nhà đầu tư cá nhân, thì thị trường trái phiếu chính phủ đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư tổ chức trong thời gian qua. Tính từ tháng 6 đến tháng 10/2019, tỷ lệ trúng thấu/gọi thầu luôn đạt mức cao từ 85% trở lên, đặc biệt trong tháng 10 lên tới gần 100%, tức bao nhiêu trái phiếu chính phủ chào bán đều được hấp thụ hết.

Có nhiều lý do dẫn đến hệ quả này, thứ nhất là lãi suất phát hành TPDN quá hấp dẫn so với mặt bằng lãi suất hiện nay, trong khi triển vọng của thị trường chứng khoán ngược lại không mấy tích cực trước những rủi ro như chiến tranh thương mại hay khủng hoảng kinh tế. Thứ hai là việc tiếp cận đầu tư TPDN hiện nay đã trở nên rất dễ dàng đối với các nhà đầu tư cá nhân, khi các công ty chứng khoán, ngân hàng đang trực tiếp phân phối thông qua mạng lưới của mình.

Thậm chí trong khi nhiều công ty chứng khoán chào bán TPDN cho những khách hàng đang mở tài khoản giao dịch và đánh giá sức hấp dẫn của trái phiếu so với cổ phiếu, thì các ngân hàng cũng chào bán cho chính khách hàng đang gửi tiền. Chính vì vậy, dù Bộ tài chính hay NHNN lên tiếng cảnh báo rủi ro, thì dòng tiền đầu tư tiếp tục tìm đến kênh TPDN như là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong thời điểm hiện nay.

Nếu như kênh TPDN là mảnh đất mới màu mỡ đối với nhà đầu tư cá nhân, thì thị trường trái phiếu Chính phủ đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư tổ chức trong thời gian qua. Tính từ tháng 6 đến tháng 10/2019, tỷ lệ trúng thấu/gọi thầu luôn đạt mức cao từ 85% trở lên, đặc biệt trong tháng 10 lên tới gần 100%, tức bao nhiêu trái phiếu Chính phủ chào bán đều được hấp thụ hết.

Riêng tháng 11 vừa qua, dù tình hình thanh khoản hệ thống ngân hàng đã thôi dồi dào, nhưng tỷ  lệ trúng thầu/gọi thầu cũng đạt mức 75%. Đáng lưu ý là dù lợi suất của thị trường trái phiếu không ngừng đi xuống trong thời gian qua và rớt về mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng kênh đầu tư an toàn này vẫn tiếp tục hút vốn mạnh mẽ khi không ít nhà đầu tư cho rằng lợi suất có thể sẽ còn giảm thấp hơn nữa, tức giá trái phiếu sẽ tiếp tục tăng, nhất là nhìn vào động thái nới lỏng chính sách của nhà điều hành gần đây.

Trước những dự báo về khủng hoảng và suy thoái, việc dòng tiền chạy vào kênh trái phiếu như là nơi trú ẩn an toàn với lợi suất không tồi là điều tất yếu, khi đây là các kênh đầu tư đảm bảo có lợi tức cố định, không như cổ phiếu phải đối mặt với những đợt trồi sụt thất thường và sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề nếu khủng hoảng thật sự xảy ra. Bên cạnh đó, trước lộ trình chính sách nới lỏng có thể tiếp tục được duy trì, rõ ràng kênh trái phiếu được cho là sẽ còn nhiều tiềm năng tăng giá trong giai đoạn kế tiếp.

Nhung Võ

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

27/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98