Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là điểm nóng về vỡ nợ ở châu Á?

25/12/2019 17:00
25-12-2019 17:00:00+07:00

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là điểm nóng về vỡ nợ ở châu Á?

Vỡ nợ trên khắp châu Á có thể còn cao hơn vào năm tới, với những rắc rối được nhìn thấy, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhiều nhà đầu tư mong đợi Chính phủ Trung Quốc sẽ ít phải ra tay cứu trợ hơn sau khi gần đây, họ cho phép tập đoàn giao dịch hàng hóa Tewoo Group vỡ nợ. Đây được xem là trường hợp vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD lớn nhất của một công ty quốc doanh Trung Quốc trong hai thập niên qua. Trước đây, nhờ dòng tiền rẻ, các công ty trong khu vực đã mua sắm vô tội vạ. Những yếu tố đó có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2020, sau khi các vụ vỡ nợ ở Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2019.

Phá kỷ lục

Số vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2019.

Dữ liệu tính đến ngày 23/12/2019. Nguồn: Bloomberg

Khi một số nền kinh tế châu Á tăng trưởng chậm lại, các công ty trở nên dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự thắt chặt nào về thanh khoản. Sự gia tăng vỡ nợ có thể đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư hơn và làm tăng chi phí vay cho các công ty rủi ro nhất.

Theo bà Monica Hsiao, giám đốc đầu tư của quỹ phòng hộ Triada Capital, vỡ nợ ở Trung Quốc có thể tăng ở cả thị trường trái phiếu trong và ngoài nước vào năm tới trong bối cảnh nguồn tài chính bị thắt chặt, đồng thời các công ty quốc doanh yếu hơn và các đơn vị tìm kiếm nguồn tài chính của chính quyền địa phương có thể gặp rủi ro. Các công ty bất động sản của nước này, mà theo truyền thống được coi là “bức tường bảo vệ” của nền kinh tế, cũng có thể dễ bị tổn thương.

Chúng ta không nên cho rằng lĩnh vực bất động sản Trung Quốc ‘miễn nhiễm’ nếu các điều kiện tiếp tục thắt chặt đối với những công ty phát triển nhà đất nhỏ nhưng bị mắc quá nhiều nợ, lại không có cổ đông có các mối quan hệ chính trị mạnh”, Hsiao nói.

Làn sóng mua lại cũng khiến các công ty có bảng cân đối kế toán “quá mức cho phép” vấp ngã. Shandong Ruyi Technology Group, tập đoàn đã thực hiện một loạt giao dịch mua ở nước ngoài, trong đó có thương vụ mua lại nhà sản xuất áo choàng Aquascutum của Anh, đã phải “vật lộn” để trả nợ. Còn công ty MMI International có trụ sở tại Singapore - được bán cho một tập đoàn mua lại của Trung Quốc - đã không thể thanh toán được các khoản nợ.

Núi nợ

Tại Ấn Độ, các công ty đã vỡ nợ với số lượng kỷ lục, cả ở đồng nội tệ lẫn trái phiếu quốc tế, khi cuộc khủng hoảng ngân hàng ngầm khiến Chính phủ phải siết chặt tín dụng. Mặc dù tình trạng mất khả năng thanh toán của Essar Steel India đã được giải quyết với cách để ArcelorMittal tiếp quản lại công ty này nhưng các công ty khác phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc bán tài sản theo luật phá sản của Ấn Độ.

David Kidd, đồng sở hữu tại Linklaters, một công ty chuyên tập trung vào các vấn đề tái cơ cấu và mất khả năng thanh toán, cho hay: “Ấn Độ vẫn đang vất vả đối phó với núi nợ hiện tại và chưa có nhiều câu chuyện thành công lắm”.

Tại Đông Nam Á, các công ty dầu khí vẫn quay cuồng vì giá dầu giảm. Theo Kidd, đã có một sự tăng mạnh trong các vụ vỡ nợ ở Malaysia và một vài công ty đã phải cơ cấu lại nợ với những người cho vay.

Mối liên kết thương mại ngày càng tăng giữa Trung Quốc và phần còn lại của châu Á cũng khiến các nền kinh tế khác trong khu vực dễ bị tổn thương trước sự tăng trưởng đang yếu đi của nước này.

Sự giảm tốc của Trung Quốc và khả năng vỡ nợ ở nước này có lẽ cũng đang có hiệu ứng dây chuyền trong khu vực”, Kidd nói.

Nhã Thanh (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98