Việt Nam: Chu kỳ tăng trưởng kinh tế kéo dài

31/12/2019 19:45
31-12-2019 19:45:00+07:00

Việt Nam: Chu kỳ tăng trưởng kinh tế kéo dài

Trong báo cáo chiến lược 2020 mới công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 sẽ ở trong mức 6.6-6.9% so với năm 2019.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam nhìn chung giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực. Mặc dù yếu tố bất định từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các biến động địa chính trị toàn cầu, việc các Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới, bao gồm NHNN Việt Nam liên tục cắt giảm lãi suất đã hạn chế những tác động tiêu cực lên nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 7% so với năm trước, thấp hơn so với mức tăng 7.1% của năm 2018 nhưng cao hơn giai đoạn 2012-2017 và mục tiêu Quốc hội đề ra là 6.8% so với năm 2018. Trong khi lạm phát bình quân cả năm 2019 chỉ ở mức 2.8% so với năm trước, thấp hơn mức  3.5%  của năm 2018. Thặng  dư  thương  mại ghi nhận kỷ lục 9.9 tỷ USD, trong lịch sử kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định được củng cố khi tỷ lệ nợ công/GDP liên tục giảm dần về ngưỡng 57.4% so với mức đỉnh 63.7% năm 2016. Đáng chú ý, 18 Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) đáp ứng tiêu chuẩn Basel II với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên ngưỡng 8%. Trong năm 2020-2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn sẽ kiên định với mục tiêu ổn định tài chính và hạn chế dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro.

Nhìn lại tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 chu kỳ vừa qua, giai đoạn 2000-2020, diễn biến tăng trưởng kinh tế hiện tại “lành mạnh hơn” khi vai trò chi phối của tăng trưởng cung tiền đã suy giảm đáng kể. Tăng trưởng cung tiền được điều chỉnh giảm dần về ngưỡng 12.5% so với năm trước, thấp hơn mức trung bình 16% của 5 năm trước đó. Động lực tăng trưởng kinh tế đến từ nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, gồm sắt thép, lọc dầu, ô tô, thiết bị điện và điện tử, dệt may,…thay vì phụ thuộc lớn vào lĩnh vực bất động sản như trước kia.

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, VDSC đánh giá sẽ có nhiều thách thức với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6.8% so với năm 2019. Các yếu tố rủi ro nảy sinh từ cả hai phía, bên trong và bên ngoài, do đó sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là điều cấp thiết.

Sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tư xuyên biên giới suy giảm trên quy mô toàn cầu do ảnh hưởng từ các bất ổn địa chính trị tại hầu hết các châu lục. Dưới góc nhìn của VDSC, biến số kỳ vọng đang nắm vai trò chi phối các hoạt động kể trên.

Theo số liệu từ Cục phân tích chính sách kinh tế Hà Lan (CPB), sản lượng thương mại toàn cầu, tháng 9/2019, giảm 1.1% so với năm 2018  trong khi mức giá trung bình giảm 4.1% so với năm 2018. Tính chung 9 tháng 2019, sản lượng và giá trung bình lần lượt giảm 0.4%  và 2.7% so với năm 2018. Rõ ràng, những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế đến từ sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, giảm 5.8% so với năm trước trong quý 3/2019, và bất ổn định chính trị đã khiến triển vọng nhu cầu hàng hóa cơ bản trở nên u ám và giá các mặt hàng này giảm trên diện rộng, ngoại trừ giá vàng.

Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất, trong khi các tác động cụ thể lên đơn hàng và việc làm còn chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh ‘có vẻ rủi ro’ là nguyên nhân chính khiến kết quả các cuộc khảo sát như PMI giảm mạnh trên quy mô toàn cầu. Tại Mỹ, khảo sát niềm tin kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất được thực hiện bởi ISM đã ghi nhận đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2018, dù sản lượng công nghiệp thực tế vẫn ở mức cao.

Nhìn lại kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2019, VDSC ghi nhận một số điểm cảnh báo về tác động lan tỏa của diễn biến kể trên và cần tiếp tục theo dõi trong năm 2020. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, theo giá hiện hành, tăng 11.6% so với năm 2018 trong 11 tháng 2019, thấp hơn mức tăng 12% của cùng kỳ năm 2018. Trong cơ cấu GDP, ngành bán buôn, bán lẻ năm 2019 tăng trưởng 7.9% so với năm 2018, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Trong lĩnh vực sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IPI) và chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) đang cho thấy dấu hiệu suy yếu trong 2 tháng gần đây. Mặc dù kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất, PMI, vẫn ở trên 50 điểm, ngưỡng mở rộng, nhưng nhận thấy sự suy yếu đáng kể trong các tháng tới đây khi số lượng đơn hàng mới thấp hơn và mức độ lạc quan trong kinh doanh của các thành viên được khảo sát sụt giảm.

Với số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số sản xuất toàn ngành trong tháng 11 chỉ đạt 5.4% so với năm 2018, qua đó kéo mức tăng trưởng trung bình ba tháng liên tiếp xuống mức 8.2% so với năm 2018, thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tác động của các dự án lọc hóa dầu lên tăng trưởng toàn ngành suy yếu trong khi hoạt động sản xuất hàng điện tử của khu vực FDI chậm lại. Điều này được thể hiện thông qua chỉ số sản xuất của Bắc Ninh (giảm 15.8% so với năm 2018) và Thanh Hóa (giảm 29.7% so với năm 2018) trong tháng 11 vừa qua.

Qua đó, VDSC nhấn mạnh tới rủi ro về tác động lan truyền của việc thương mại và sản xuất toàn cầu suy giảm ảnh hưởng lên tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp trong năm 2020. Trong khi tiêu dùng hộ gia đình chiếm tới trên 60% tổng quy mô nền kinh tế, đầu tư tư nhân đang đóng vai trò trụ cột thay thế khu vực FDI với mức tăng trưởng 17.2%  so với năm 2018 trong 9 tháng 2019.

Kể từ năm 2020, VDSC  tin tưởng rằng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa sẽ đồng điệu theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc ổn định tâm lý tiêu dùng hộ gia đình và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển. Dựa trên giả định các chính sách điều hành và kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung theo chiều hướng tích cực hơn, VDSC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 sẽ ở trong mức 6.6-6.9% so với năm 2019.

Khang Di

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98