Amazon không có gì phải lo với các đối thủ lớn?

09/01/2020 20:30
09-01-2020 20:30:00+07:00

Amazon không có gì phải lo với các đối thủ lớn?

Mảng kinh doanh điện toán đám mây của Amazon, Amazon Web Services (AWS), là nguồn lợi nhuận lớn cho gã khổng lồ trong ngành bán lẻ trực tuyến này. Doanh nghiệp này đã tạo ra hơn 60% thu nhập hoạt động của Amazon trong 9 tháng đầu năm 2019. Con số đó có thể tăng cao hơn trong năm 2020 khi Amazon tăng đầu tư vào các tiện ích của dịch vụ Amazon Prime.

Tuy nhiên, Amazon đã chứng kiến ​​một số đối thủ cạnh tranh tên tuổi đang tăng sự hiện diện trên thị trường điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp trong nửa thập niên qua, cụ thể là Microsoft, Google và Alibaba. Cả ba “ông lớn” này đã phát triển các doanh nghiệp điện toán đám mây với tốc độ nhanh hơn Amazon trong những năm gần đây.

Thật vậy, như một bài viết từ Wall Street Journal chỉ ra Amazon đang mất một số thị phần điện toán đám mây. Theo dữ liệu từ Gartner, nếu như vào năm 2016, họ có 53.7% thị trường thì con số đó chỉ còn 47.8% trong năm 2018. Dẫu vậy, các công ty nhỏ hơn còn cảm thấy “đau” hơn nhiều. Thị phần tổng cộng của các đối thủ cạnh tranh không thuộc nhóm Top Five đã giảm mạnh: Từ chỗ chiếm hơn 50% trong năm 2015 (năm trước khi thị phần của Amazon đạt đỉnh), chỉ còn lại chưa đến một nửa trong năm 2018.

Nếu xét về thị phần lẫn sự đổi mới, Amazon vẫn là công ty dẫn đầu thị trường. Câu hỏi sắp tới là liệu những tiến bộ tiếp tục từ Microsoft, Google và Alibaba có bắt đầu thực sự đe dọa đến thị phần của Amazon hay không khi các đối thủ nhỏ hơn đã tụt lại phía sau.

Các đối thủ cạnh tranh đang giành phần của Amazon?

Đa phần đối thủ cạnh tranh không “đánh cắp” khách hàng hiện tại khỏi Amazon. Ngay cả khi một khách hàng AWS hiện tại công bố thỏa thuận mới với Google hoặc Microsoft, thì đó thường chỉ là một phần nhỏ trong nhu cầu điện toán đám mây của họ.

Google đã phát triển các dịch vụ điện toán đám mây tuyệt vời tập trung vào những thứ tốt nhất, ví dụ như phân tích - lấy một loạt dữ liệu và trả lại các phần có liên quan, giống như một lệnh tìm kiếm trên Google. Vì vậy, khi một công ty như Spotify muốn tạo ra một loạt danh sách phát cho từng người dùng cụ thể, thì Google sẽ giành được hợp đồng đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các giao dịch hiện tại của Spotify với Amazon Web Services - cho những việc như lưu trữ tất cả tệp bài hát trong danh mục của Spotify - sẽ biến mất.

Tương tự, Amazon đã giành được hợp đồng đáng kể từ Snap ngay sau khi công ty này ký hợp đồng trở thành khách hàng đám mây lớn nhất của Google. Điều đó cho thấy Amazon là một phần không thể thiếu với các công ty dựa vào điện toán đám mây.

Trong khi đó, một số thành công lớn nhất của Microsoft đến từ các nhà bán lẻ đang tìm cách chuyển nhiều phần việc tính toán sang đám mây hơn hoặc rời khỏi Amazon. Có nỗi sợ Amazon sẽ có được lợi thế nhờ được tiếp cận dữ liệu từ các nhà bán lẻ cạnh tranh, mặc dù công ty tuyên bố điện toán đám mây và bán lẻ là hai bộ phận hoạt động riêng biệt nhau. Kết quả là Microsoft đã giành được một số hợp đồng điện toán đám mây lớn từ các nhà bán lẻ. Điều đó khiến một số nhà đầu tư kêu gọi Amazon lập ra AWS.

Cũng đáng chú ý là, Microsoft đã giành được hợp đồng với Lầu Năm Góc hồi tháng 10 để cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trị giá tới 10 tỷ USD. Đó quả là một bất ngờ cho giới phân tích, nhà đầu tư và Amazon. Amazon hiện đang tranh luận về kết quả đó tại tòa án. Amazon cho rằng AWS cung cấp "sự bảo mật, hiệu quả, khả năng phục hồi và mở rộng tài nguyên" lớn hơn so với Microsoft - những yếu tố mà theo họ lẽ ra nên là “tối quan trọng” trong quyết định của Chính phủ Mỹ.

Những xu hướng trên sẽ tiếp tục nhưng nhà đầu tư của Amazon không nên lo lắng

Google và Microsoft luôn có thể làm một số điều tốt hơn Amazon. Theo bản chất các doanh nghiệp cốt lõi của họ, họ đang phát triển những dịch vụ có thể tự sử dụng và đạt lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư đó so với Amazon nếu họ chỉ phát triển chúng để cung cấp nhiều dịch vụ điện toán đám mây hơn.

Vì vậy, Amazon không nên cố gắng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh để đi trước họ. Thay vào đó, Amazon nên tập trung vào những gì mình làm tốt nhất, vì xét cho cùng, đó là cách mà Google và Microsoft đã phát triển trong vài năm qua.

Trong khi đó, những nỗ lực ngày càng tăng của Amazon để thâm nhập các thị trường mới, gồm tạp hóa, vận chuyển và chăm sóc sức khỏe, sẽ tiếp tục đẩy một số khách hàng đến Microsoft hoặc Google để giữ dữ liệu của họ không bị Amazon kiểm soát quá nhiều. Tuy nhiên, những trường hợp đó cần phải rất ít miễn là Amazon còn duy trì được lợi thế cạnh tranh ở khả năng xử lý một lượng dữ liệu lớn về khách hàng, doanh số và nhà cung cấp với tốc độ nhanh - vốn là những thứ họ sử dụng trong hoạt động kinh doanh bán lẻ cốt lõi.

Microsoft và Google có thể thấy sự tăng trưởng tiếp tục vượt xa Amazon, nhưng nhà đầu tư nên kỳ vọng được thấy sự củng cố lớn hơn trên thị trường vì Amazon vẫn dẫn đầu trong mảng điện toán đám mây.

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98