"Đại chiến" chuỗi cà phê

03/01/2020 10:30
03-01-2020 10:30:27+07:00

"Đại chiến" chuỗi cà phê

Với sự tham gia của nhiều "tay chơi", mô hình kinh doanh chuỗi cà phê ngày càng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn.

"Ngửi" được chuyển biến của thị trường, các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài vội vàng đẩy mạnh các chuỗi cà phê nhằm nhanh chân chiếm thị phần ở mảng đất màu mỡ này.

Doanh nghiệp ngoại "lép vế"

Hiện tại, cuộc chiến chính ở thị trường cà phê Việt Nam đang diễn ra ở chuỗi cà phê trung cấp, với các ‘chiến binh’ nội là Trung Nguyên Legend, The Coe House, Cộng và Phúc Long cùng những ‘kẻ xâm lược’ như Jollibee, Starbucks, Wayne’s Coffee, sắp tới có thể là Cafe Amazon.

Trung Nguyên cũng đang nhanh chóng giành thị phần.

Về phía các doanh nghiệp nội, có thể kể đến The Coffee House. Phục vụ phân khúc dành cho giới trẻ, điểm khác biệt của chuỗi này là không đầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, nhưng thực đơn nước uống phong phú, giá cả vừa phải, wifi tốc độ cao, diện tích rộng. Theo số liệu thống kê gần nhất của Công ty Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (Virac) năm 2018, doanh thu The Coffee House đứng thứ 2 trong các chuỗi cà phê với 669 tỉ đồng. Hiện chuỗi này đang mở rộng ra miền Trung và miền Bắc, với số lượng 145 cửa hàng.

Một đơn vị khác là Trung Nguyên cũng đang nhanh chóng giành thị phần. Tính đến tháng 6/2019 Trung Nguyên có 66 cửa hàng Trung Nguyên Legend và 36 cửa hàng E-Coffee theo mô hình chuyển nhượng. Trong đó, Trung Nguyên E-Coffee đặt mục tiêu mở 3.000 cửa hàng nhượng quyền trong năm 2020, hướng đến trở thành hệ thống cửa hàng bán lẻ cà phê lớn nhất nước.Sau nhiều năm thay đổi chiến lược, Trung Nguyên doanh thu 350 tỉ đồng năm 2018.

Về phía các doanh nghiệp ngoại, thị trường cũng chứng kiến sự co hẹp hoặc rút lui nhanh chóng trước sức nóng của thị trường Việt Nam.

Dù thành công trên khắp thế giới nhưng Starbucks, dù có trên 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới, nhưng lại chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê Việt Nam. Sau gần 6 năm gia nhập, hiện Starbucks mới mở khoảng 40 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Trung bình, trong gần 1,7 triệu người Việt, chỉ có một cửa hàng Starbucks. Tính trong tương quan so với các thị trường khác, nếu như ở Malaysia, cứ 104.982 dân có 1 cửa hàng Starbucks; ở Thái Lan cứ 175.040 người có 1 cửa hàng Starbucks; ở Campuchia cứ 913.862 người có 1 cửa hàng Starbucks thì tại Việt Nam thì với 1.673.109 người mới có 1 cửa hàng cà phê Starbucks."

Sự thất thế của các chuỗi cà phê ngoại còn ghi nhận thêm Coffee Bean & Tea Leaf. Trong năm 2018, thị trường Việt Nam mang lại cho chuỗi này 108 tỷ đồng doanh thu, nhưng thương hiệu này lại báo lỗ tới 29 tỷ đồng. Thực tế, nhiều năm gần đây chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf đều hoạt động thua lỗ tại thị trường Việt Nam. Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường này, công ty đang lỗ lũy kế hàng trăm tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu. Hiện chuỗi này chỉ có khoảng 10 cửa hàng trên khắp Việt Nam, trong khi năm 2018 họ có 15 quán.

Những thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam từ khá lâu nhưng vẫn không thể cạnh tranh được và đóng cửa toàn bộ chuỗi. Có thể kể đến chuỗi cà phê Bene của Hàn Quốc từng rầm rộ khi đến Việt Nam cũng im ắng rời đi mà không ai biết. 

Trước đó, chuỗi cà phê Gloria Jean’s Coffee của Australia đã phải rời khỏi Việt Nam vào năm 2017. Các chuỗi còn lại vẫn đang phải nỗ lực để phát triển tại Việt Nam. Starbucks là một cái tên khá nổi tiếng và có phần duy trì được vị thế dù giá thành sản phẩm đắt.

Một số cái tên khác cũng âm thầm rút lui như The Coffee Bean & Tea Leaf, New York Dessert Coffee, Coffee Bar.

Chinh phục người Việt không dễ

Euromonitor International định giá thị trường trà và cà phê ở Việt Nam là hơn 1 tỷ USD.

Do đặc tích sử dụng, các chuỗi cà phê của người Việt Nam đang mở rộng nhanh và hoạt động tốt hơn so với các chuỗi cà phê quốc tế đang hoạt động trong thị trường. Ngoài ra, việc giá rẻ hơn, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng với và có dấu ấn giúp các chuỗi cà phê Việt Nam thắng thế.

Người Việt Nam sử dụng loại đồ uống được ủ bằng hạt cà phê robusta. Với hàm lượng caffeine từ 2-4%, cà phê robusta có vị đắng và gắt hơn so với hạt cà phê arabica. Đây là loại cà phê thường được trồng ở những vùng có độ cao thấp, khoảng 1.000m so với mực nước biển ở Việt Nam trong khi cà phê arabica được trồng phổ biến tại nơi khác. Phương Tây cũng chủ yếu dùng hạt cà phê arabica.

Người Việt Nam nổi tiếng với loại cà phê đặc có cho thêm sữa. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam khiến các loại đồ uống như cà phê và trà được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, người Việt sử dụng cà phê với giá chưa tới 1 USD/cốc, rẻ hơn nhiều so với cà phê của các chuỗi nước ngoài. Dù cà phê giá rẻ nhưng người thưởng thức còn có các dịch vụ đi kèm như đánh giày hay sử dụng wifi hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, Việt Nam có hàng nghìn, thậm chí là chục nghìn, những quán cà phê như thế.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng cho các chuỗi cà phê toàn cầu. Đó cũng là lý do nhiều hãng muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các chuỗi cà phê nước ngoài đang gặp khó ở thị trường gần 100 triệu dân này, CNBC nhận định.

Có thể thấy, với những toan tính của các chuỗi cà phê thuần Việt cũng như quyết tâm của các ông lớn ngoại cả mới lẫn cũ, cuộc chiến trên thị trường chuỗi cà phê năm 2020 dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn trong năm 2019. Nhiều khả năng, chiến trường sẽ dời về các quận/huyện ngoại ô ở các thành phố lớn và các tỉnh lẻ.

Khánh Hà

Diễn đàn doanh nghiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98