Điểm lại những sai phạm ở Thủ Thiêm: Kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo

18/01/2020 09:43
18-01-2020 09:43:00+07:00

Điểm lại những sai phạm ở Thủ Thiêm: Kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.

* Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Thủ Thiêm giữa tháng 2

* Thực sự dân chủ sẽ không có những sai phạm như Thủ Thiêm

* Ông Lê Thanh Hải từng chỉ đạo gì ở Thủ Thiêm?

Cách trung tâm quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh sầm uất bởi con sông Sài Gòn là bán đảo Thủ Thiêm. Giữa vô vàn khu đất còn bỏ hoang, đầy lau sậy tại đây là những ô phố đã hoàn thiện cùng những tuyến đường, công trình đang ngày đêm gấp rút xây dựng.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)

Khu đô thị mới Thủ Thiêm trải qua hơn 20 năm quy hoạch và xây dựng, vừa mang trong mình dáng vóc của một đô thị hiện đại nhưng cũng mang nhiều sự bộn bề, dang dở.

Tại dự án, nhiều sai phạm gắn với trách nhiệm lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ đã được các cơ quan Trung ương chỉ rõ, cho thấy nhiều bài học trong công tác lãnh đạo, quản lý về quy hoạch, đất đai, xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân.

Bài 1: Kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo

Vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016 và các cá nhân là nghiêm trọng, đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Đây là một trong những nội dung kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ảnh hưởng xấu uy tín cấp ủy

Theo Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.

Về trách nhiệm cá nhân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.

Ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố.

Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố; bà Nguyễn Thị Hồng, ông Lê Văn Khoa, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016 và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Trước đó, ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã bị kỷ luật, cách chức Ủy viên Trung ương Đảng do vi phạm trong vụ chuyển nhượng 32ha đất công Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Đồng thời trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, những vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Phá vỡ quy hoạch

Theo thông tin phóng viên thu thập được, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Quyết định số 367/TTg (gọi tắt là Quyết định 367) phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích 930ha; trong đó, khu đô thị mới là 770ha, khu tái định cư 160ha.

Ngày 22/2/2002, Chính phủ có Công văn số 190/CP-NN cho phép Ủy ban Nhân dân Thành phố căn cứ vào Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ để thu hồi 930 ha thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm, quận 2 để bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tiếp đó, ngày 6/3/2002, ông Vũ Hùng Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố ký văn bản số 718/UB-ĐT giao Ủy ban Nhân dân quận 2 xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giới giao đất 930 ha, nếu thiếu cho phép điều chỉnh diện tích các khu đất các dự án trên địa bàn quận 2 để thu đủ diện tích theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch thực hiện dự án với nhiều sự điều chỉnh, không thống nhất, không phù hợp, thậm chí có dấu hiệu làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gây thiệt hại, bức xúc, khiếu nại, tố cáo của người dân. Với Thông báo 1483/TB-TTCP ngày 4/9/2018 (gọi tắt là Thông báo 1483) và Thông báo 1041/TB-TTCP ngày 26/6/2019 (gọi tắt là Thông báo 1041), Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến ngày 22/3/2002, Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 77/TB-VP thông báo kết luận của ông Lê Thanh Hải, lúc này đang là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố (về sau giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố) giao Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Địa chính nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770ha đất khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

Cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục có văn bản số 78/TB-VP thông báo kết luận của ông Lê Thanh Hải chỉ đạo việc xác định diện tích khu tái định cư 160ha phải thu đủ, nhưng không nhất thiết một địa điểm, có thể bố trí từ 3-4 địa điểm trên địa bàn quận 2.

Hai chỉ đạo nói trên của ông Lê Thanh Hải không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 367 và của Chính phủ tại Công văn số 190/CP-NN, “bật đèn xanh” và gây ra hệ luỵ cho việc mở ranh giới quy hoạch, lấy 4,3ha đất khu phố 1 phường Bình An, quận 2 vốn dĩ nằm ngoài ranh quy hoạch khu trung tâm đô thị mới “đắp vào” khu tái định cư 160ha, dẫn tới khiếu nại dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.

Trong khi đó, tháng 5/2002, Sở Địa chính nhà đất thành phố xác định, thực tế diện tích toàn khu đô thị mới Thủ Thiêm đo được chỉ là 787,6ha, trong đó có 659,1ha mặt đất, còn lại là mặt nước và diện tích tuyến đường giao thông Đại lộ Đông Tây. Trên thực tế, thành phố chỉ ban hành quyết định thu hồi được 621,4ha.

Đến tháng 12/2005 ông Nguyễn Văn Đua - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố ký Quyết định số 6565/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 trong đó giảm diện tích khu trung tâm theo từ 770 ha theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ xuống còn 737ha, đồng thời đưa ra dự án “mới lạ” là khu chỉnh trang 80ha nhằm hợp thức hóa cho việc đã giao đất tái định cư cho doanh nghiệp làm dự án nhà ở, dịch vụ thương mại mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 367.

Ngoài ra, tại Điều 2 của Quyết định 6565/QĐ-UBND nói trên, ông Nguyễn Văn Đua đã thể hiện sự vượt quyền khi xác định “Thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ."

Diễn biến trên cho thấy trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, việc kiểm đếm, đo đạc địa chính, điều tra nhu cầu tái định cư thiếu chính xác, không sát thực tế.

Trong khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 367 phê duyệt quy hoạch 930 ha thì trước đó một số khu đất trên bán đảo Thủ Thiêm đã được giao cho doanh nghiệp làm dự án nên không đủ diện tích.

Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từng chỉ rõ việc 55 dự án được giao đất sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ chứng tỏ thành phố nắm không sát và quản lý đất đai không tốt, ảnh hưởng đến khu tái định cư 160ha./.

Trần Xuân Tình

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất phạt 'ông lớn' xây dựng vì chậm khởi công dự án nhà ở xã hội

Thanh tra đề xuất Sở Xây dựng tham mưu cho UBND TP Hà Nội xử phạt hành chính Tổng công ty Udic 140 triệu đồng vì chậm khởi công nhà ở xã hội.

InterContinental Hanoi Westlake nằm trong Top 10 khách sạn trong phố tốt nhất Việt Nam

Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake được tạp chí du lịch châu Á - Thái Bình Dương DestinAsia vinh danh trong Top 10 khách sạn trong phố tốt nhất Việt Nam (Top...

'Ôm hận' siêu dự án Usilk City, khách phải làm điều 'vô tiền khoáng hậu'

Việc hồi sinh dự án bất động sản đã “đắp chiếu” trong nhiều năm trở nên rất gian nan, trong đó có những khó khăn đến từ chính chủ đầu tư cũ của dự án.

Le Grand Jardin hướng tới xây dựng cộng đồng cư dân văn minh

Các chủ nhân căn hộ tại tổ hợp căn hộ cao cấp Le Grand Jardin (Sài Đồng, Long Biên) đều đánh giá cao không gian xanh rộng lớn, căn hộ đa tiện ích và phong cách sống...

Những dự án đuối sức của ông chủ Cocobay Đà Nẵng

Ngay sau khi công bố khởi động lại dự án tai tiếng Cocobay Đà Nẵng, Công ty Thành Đô của ông Nguyễn Đức Thành lại dính lùm xùm. 'Sức khỏe' của các doanh nghiệp liên...

Bí quyết hút vốn FDI của bất động sản công nghiệp xanh

“Các khu công nghiệp phát triển theo hướng xanh và bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng có sức hút trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài”. Đây là nhận định...

Tái khởi công dự án bến cảng 14.000 tỷ đồng sau 4 năm 'đắp chiếu'

Sau 4 năm khởi công rồi 'đắp chiếu', dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tỉnh Quảng Trị) được đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng vừa được tái khởi động, thi công trở lại.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để kịp thời lựa chọn nhà đầu tư...

DOJI và Coteccons "đấu" dự án gần 4.8 ngàn tỷ đồng tại Huế

Liên danh Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và liên danh Coteccons là 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện và đạt yêu cầu đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm đối với dự án...

Lý do hai lần đấu giá khách sạn đắc địa nhất Đà Lạt không thành

Trong hai lần tổ chức bán đấu giá cho thuê khách sạn hơn 6.000m2, tọa lạc ngay tại chợ Đà Lạt, chỉ duy nhất một doanh nghiệp tham gia. UBND TP. Đà Lạt đề xuất tiếp...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98