Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành bất động sản (Kỳ 2)

16/01/2020 08:55
16-01-2020 08:55:54+07:00

Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành bất động sản (Kỳ 2)

Các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn và hoàn thành thủ tục pháp lý của dự án sớm sẽ có cơ hội bứt phá trong năm 2020.

Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành bất động sản (Kỳ 1)

Các doanh nghiệp đáng chú ý

Bộ đôi nhà Vingroup là VHMVRE đều đứng đầu ở tiêu chí vốn hóa thị trường. Bên cạnh đó, NVL cũng nổi bật không kém khi liên tục nằm ở top đầu trong các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành bất động sản trong những năm qua.

Ngoài ra, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH), CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC), CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG), Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG)… đều là những gương mặt đáng chú ý trong ngành này.

Trong mảng bất động sản khu công nghiệp thì Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (UPCoM: BCM) có thể coi là người khổng lồ trong ngành với sự vượt trội về vốn hóa thị trường cũng như quỹ đất sở hữu.

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khu công nghiệp được thể hiện bằng quả bóng màu xanh dương. Những doanh nghiệp còn lại được thể hiện bằng quả bóng màu xanh lá cây. Độ to nhỏ của quả bóng được quyết định bởi mức vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

NVL - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

Tổng quỹ đất đã tích lũy của NVL vào khoảng 4,270 ha, dành cho chiến lược phát triển 03 dòng sản phẩm chủ lực, bao gồm: Đô thị/Khu nhà ở tại TP Hồ Chí Minh (668 ha), BĐS Du lịch nghỉ dưỡng (2,032 ha) và BĐS Khu đô thị vệ tinh tại các tỉnh lân cận (1,570 ha).

Doanh nghiệp tập trung vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Thị trường Việt Nam đang được khách du lịch quốc tế đánh giá ngày càng cao. Trước đây, họ chỉ xem Việt Nam như một địa điểm để trải nghiệm cái mới và tỷ lệ quay lại khá thấp. Hiện nay, Việt Nam đã được xem là một điểm đến cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng dài ngày hơn và xứng đáng để họ quay trở lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, theo số liệu của World Bank (WB), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc hàng top ở Đông Nam Á. Thu nhập tăng nên du khách nội địa có khả năng chi trả nhiều hơn. Thay vì tìm các nhà nghỉ, khách sạn cấp thấp; dân chúng bắt đầu tìm đến các mục tiêu cao cấp hơn. Từ đó, nhu cầu mua bất động sản nghỉ dưỡng để khai thác cho thuê cũng phát triển theo.

Vì vậy, giai đoạn 2019 - 2023, NVL tiếp tục triển khai chiến lược phát triển Giai đoạn 2 - tập trung vào ngành nghề chủ lực là bất động sản tại phân khúc trung cao, gồm các dự án trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời mở rộng ra các tỉnh thành lân cận, cũng như các địa phương có tiềm năng du lịch như Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết - Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa... Tỷ trọng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong cơ cấu quỹ đất sỡ hữu của NVL đã lên đến 47.59% (tham khảo đồ thị bên dưới).

Nguồn: NVL

Giá đang trong quá trình tạo đáy. NVL hiện đang nằm dưới các đường MA ngắn và trung hạn nên xu hướng giảm vẫn còn chi phối. Các yếu tố này cũng đóng vai trò kháng cự nếu giá có phục hồi.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của cổ phiếu trong thời gian gần đây đã dần ổn định trở lại. Vùng 54,000-56,000 được đánh giá là khá mạnh và có độ tin cậy cao nhờ đã được test nhiều lần trong quá khứ. Vì vậy, khả năng giá trụ vững ở đây là rất lớn.

Mặt khác, giá ở khá gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng trendline dài hạn (tương đương vùng 53,000-55,000). Việc mua vào trong vùng này được ủng hộ mạnh mẽ.

Nguồn: VietstockUpdater

FLC - CTCP Tập đoàn FLC

Quỹ đất dự án trải dài ở nhiều địa phương. FLC đã và đang nghiên cứu đầu tư, xúc tiến pháp lý cho hơn 230 dự án tại 56 tỉnh thành cả nước. Bên cạnh các dự án bất động sản thương mại hiện đại được triển khai tại nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Tháp… FLC còn để lại dấu ấn đậm nét với hệ thống quần thể du lịch nghỉ dưỡng đồng bộ, đẳng cấp tiêu chuẩn quốc tế như FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, FLC Hạ Long, FLC Quảng Bình…

Giai đoạn 2019 - 2023, FLC dự kiến cung cấp 10,000 sản phẩm shophouse, biệt thự, 12,000 căn hộ chung cư và 15,000 condotel ra thị trường.

Bamboo Airways sẽ là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng của cả tập đoàn. Hiện tại, FLC còn đang mở rộng đầu tư sang các mảng khác, trong đó nổi bật nhất dịch vụ vận tải hàng không. Kết thúc năm 2019, Bamboo Airways thực hiện gần 20,000 chuyến bay, vận chuyển xấp xỉ 3 triệu lượt hành khách, đạt tỷ lệ đúng giờ trung bình 94.1%, cao nhất toàn ngành hàng không Việt Nam.

Hãng hàng không này đang nhắm tới nắm giữ 30% thị phần hàng không nội địa trong năm 2020, mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế. Đội bay dự kiến mở rộng lên 100 máy bay từ 25 máy bay hiện tại, bao gồm 12 máy bay thân rộng Boeing Dreamliner 787-9.

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải

Giá điều chỉnh khá nhiều trong thời gian gần đây và về gần vùng hỗ trợ mạnh 3,500-4,000. Khối lượng thường xuyên nằm dưới mức trung bình 20 phiên nên nhiều khả năng FLC sẽ tiếp tục tích lũy trên vùng này trong thời gian tới.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rớt về vùng oversold và MACD cũng giảm về mức thấp. Vì vậy, khả năng cho tín hiệu mua trở lại tăng lên. Việc mua vào khi giá test vùng 3,500-4,000 được giới phân tích ủng hộ mạnh mẽ.

Nguồn: VietstockUpdater

Đón đọc:

Kỳ 3 - Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành bất động sản (tiếp theo)

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98