Nhịp đập Thị trường 17/01: VCB tăng tốc, CTD trần, VN-Index bứt phá hơn 4 điểm

17/01/2020 15:53
17-01-2020 15:53:13+07:00

Nhịp đập Thị trường 17/01: VCB tăng tốc, CTD trần, VN-Index bứt phá hơn 4 điểm

Chỉ số VN-Index kết phiên tăng 0.48% và đạt 978.96 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.42% và đạt 103.88 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên mua với 281 mã tăng và 273 mã giảm.

VCB nổi lên như 1 hiện tượng trong nửa cuối phiên chiều khi lực cầu liên tục được bơm giúp đẩy giá lên và kết phiên ở mức gần 6%. Khối lượng được khớp sau phiên ATC đạt hơn 372 ngàn đơn vị cho thấy sự “thèm muốn” của nhà đầu tư về mã này. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã cũng đã hoàn thành mẫu hình Cup and Handle chứng tỏ đà tăng sẽ càng được củng cố với mục tiêu tại vùng 100,000-105,000 đồng. Nhóm ngân hàng lại kết phiên phân hóa với 9 mã tăng và 6 mã giảm. Các mã như BID, TPB, SHB, HDB, ACB đã “chạy” một đoạn dài nên hiện điều chỉnh trở lại, trong khi STB bắt đầu cho dấu hiệu chạy với sắc xanh gần 2%.

Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX có phần suy yếu so với phiên trước cho thấy lực cầu mới đã cạn dần, đồng thời diễn biến các chỉ số thể hiện tâm lý chung đa phần là bán chốt lời để chơi Tết. Cụ thể như HNX-Index đầu phiên xanh nhưng đã nhanh chóng rớt khỏi tham chiếu, VN-Index nếu không nhờ sự đột biến ở VCB thì cũng chỉ tăng gần 1 điểm khi một mình mã này đã góp tới 3.7 điểm vào chỉ số.

MSN lần đầu tiên có phiên rớt mạnh hơn 2% sau gần 1 tháng đi ngang, đồng thời cũng bị khối ngoại bán ròng - một tín hiệu tiêu cực dự báo giá sẽ còn giảm nữa. Nếu giá rớt khỏi mốc 54,000 đồng thì rủi ro là rất lớn.

ROS bằng cách nào đó kết phiên dừng đúng tại mệnh giá và được khối ngoại đẩy mức mua ròng lên gần 500 ngàn đơn vị, qua đó khiến các nhà đầu tư tự hỏi điều gì mà khối ngoại lại “gom hàng” liên tiếp trong thời gian qua. Trong khi đó, AMDHAI lại thu hẹp sắc xanh khiến triển vọng của 2 mã vẫn chỉ duy trì mức trung lập.

Hai ông lớn ngành hàng không có diễn biến trái chiều khi VJC xanh hơn 1%, trong khi HVN rớt hơn 1% giá trị. Song theo góc nhìn kỹ thuật thì cả hai đều đang cho các tín hiệu tích cực.

Hai ông lớn ngành xây dựng là CTDHBC cũng tạo đột biến trong phiên hôm nay khi CTD tăng kịch trần, HBC gần 2% và cả hai đều đạt thanh khoản tốt.

Ngân hàng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.16%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.58%.

Khối ngoại mua ròng hơn 80 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 1.4 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu vào các mã CTG, VNM, VCB và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. SHS, NTP, AMV, INN là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Tới lượt VCB ‘chạy’

Thị trường tiếp tục giằng co trong 1 tiếng đầu phiên chiều, với HNX-Index có lục lún sâu khỏi tham chiếu ở mức hơn 0.5 điểm, trong khi VN-Index vẫn giữ được sắc xanh song cũng có giây phút “nhúng chân” xuống dưới tham chiếu. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 242 mã tăng và 293 mã giảm.

Nhóm VN30 vẫn là nhóm “dẫn đường” VN-Index trong đầu phiên chiều nay khi diễn biến cả hai chỉ số khá đồng thuận. Nhóm hiện có 13 mã tăng, 10 mã giảm và 7 mã đứng giá, với 2 mã dẫn đầu là ROS ở chiều giảm (ở mức hơn 5%) và CTD ở chiều tăng (ở mức hơn 6%).

Ông lớn ngành xây dựng còn lại là HBC cũng hưởng ứng sự tích cực từ CTD khi bứt phá gần 3% và được khối ngoại mua ròng.

VCB hiện là trụ chính giúp củng cố VN-Index khi đóng góp hơn 1 điểm vào chỉ số với sắc xanh hơn 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, diễn biến mã này cũng đầy khả quan khi bứt phá trở lại cùng khối lượng lớn sau 6 phiên tích lũy, qua đó kịch bản giá bứt phá khỏi đỉnh tháng 11/2019 được ủng hộ. Khối ngoại cũng đang mua ròng mã này gần 100 ngàn đơn vị. Nhóm ngân hàng cũng tràn ngập sắc xanh với 7 mã tăng và 4 mã giảm, trong đó có VBB tiến hơn 1% và SHB, NVB, TPB lùi hơn 1%.

Nhóm thép đỏ rực với HSG, NKG lùi nhẹ dưới tham chiếu, trong khi Large Cap HPG dậm chân tại tham chiếu. Khối ngoại cũng có những động thái trái chiều khi mua ròng mạnh HSG, song bán ròng mạnh 2 mã còn lại. SMC, TLHVIS là những gương mặt rớt hơn 1%.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhóm chứng khoán khi SSI đã mất sạch đà tăng đầu phiên sáng, trong khi hàng loạt các mã rớt hơn 1% giá trị như APG, MBS, TVB, SHS.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.74%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.83%.

Phiên sáng: Liên tục giằng co

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng tăng 0.21% và đạt 976.31 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.26% và đạt 104.05 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên bán với 235 mã tăng và 246 mã giảm.

Thị trường có phần rung lắc trở lại trong 1 tiếng giao dịch cuối phiên sáng khi cuộc chiến giữa bên mua và bên mua bán diễn ra. Song bên bán có phần chiếm ưu thế - một điều dễ hiểu khi thị trường đã có bùng nổ trong 5 phiên vừa qua nên tâm lý chung của nhà đầu tư hiện là chốt lời.

Rổ VN30 chỉ còn 11 mã tăng và tới 10 mã giảm, 9 mã đứng giá, trong đó hầu hết các mã đều chỉ dao dộng với biên độ dưới 1%, với trường hợp ngoại lệ đến từ VJC, VHM, EIBCTD ở chiều tăng, ROS ở chiều giảm. Diễn biến của VJC theo góc nhìn kỹ thuật là rất tích cực khi mã đã hình thành một xu hướng tăng ngắn hạn, đồng thời đã cho tín hiệu xác nhận việc bứt phá khỏi kênh sideway trong gần 3 tháng qua. Khả năng cao giá sẽ tiến đến test vùng 150,000-152,000 đồng trong thời gian tới.

CTD bất ngờ tạo tiếng vang khi từ 10h40 trở đi, mã này bắt đầu được đẩy giá, với điểm mấu chốt nằm trong vòng 10 phút giao dịch từ 10h55 tới 11h05 khi lượng cầu lớn gia nhập mã trong khoảng thời gian này. Cổ phiếu kết phiên sáng tăng hơn 5%, song đây chỉ mở ra cơ hội chốt lời cho các nhà đầu tư lướt sóng T+, chứ điểm mua mới thực sự vẫn chưa mở ra.

HNX-Index không được may mắn như VN-Index bởi đã rớt khỏi tham chiều và dành hầu hết thời gian phiên sáng dưới mốc này. SHB, PHPPGS là những tác nhân chính gây nên điều này, song nhờ vào lực đỡ từ VCSCDN nên chỉ số tránh được tình trạng giảm sâu. Diễn biến giá ở mã VCS đã có phần ổn định trở lại và nhiều khả năng sẽ là trụ chính của HNX-Index trong thời gian tới.

Các nhóm ngành trên thị trường nhìn chung lại đang phân hóa hoặc bị sắc đỏ xâm chiếm, điển hình như bất động sản dân dụng và khu công nghiệp, dệt may, thủy sản,… cho thấy động lực chủ yếu trên thị trường đang phụ thuộc vào các ông lớn từ nhóm Large Cap.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.08%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.63%. Khối ngoại mua ròng gần 22 tỷ đồng trên sàn HOSE và 0.22 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu vào các mã CTG, VNM và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVI, NTPSHB là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Áp lực chốt lời xuất hiện, thị trường lùi bước dần

Các chỉ số thị trường nhanh chóng thu hẹp sắc xanh khi áp lực bán (chủ yếu là từ quyết định chốt lời) xuất hiện trên nhóm Large Cap thị trường. Độ rộng thị trường (lúc 10h30) cân bằng trở lại với 215 mã tăng và 213 mã giảm.

Một đợt bán chốt lời đã diễn ra trên thị trường và thiệt hại là VN-Index chỉ còn gần 3 điểm, HNX-Index có lúc rơi khỏi tham chiếu với mục tiêu chính là ở nhóm Large Cap.

Cả rổ VN30 vẫn có 21 mã tăng, 8 mã giảm và 1 mã đứng giá, song sắc xanh hơn 1% chỉ còn ở 3 mã là EIB, REEVHMVHM hiện cũng là trụ chính giúp củng cố sắc xanh của VN-Index khi đóng góp 0.7 điểm vào chỉ số, theo sau là VCB, SAB, VJC. Ở chiều ngược lại, BID là tác nhân chính tác động tiêu cực tới chỉ số.

Nhóm ngân hàng chỉ còn LPB bứt phá hơn 2%, trong khi CTG đảo chiều rơi khỏi tham chiếu cùng với BID. Cả hai đều đã có những tăng điểm ấn tượng và một sự điều chỉnh là cần thiết cho một xu hướng tăng trưởng bền vững.

TCH lại tăng gần 2% trong phiên sáng nay với khối lượng cải thiện so với 2 phiên trước, Tuy nhiên, giá vẫn chưa vượt được giá cao nhất trong phiên hôm qua cho thấy rủi ro điều chỉnh trở lại vẫn còn. Khối ngoại tiếp tục bán ròng và đã duy trì trạng thái này trong 2 phiên liên tiếp.

Nhóm bia chỉ có SMB là khởi sắc với mức tăng 3% và được khối ngoại mua ròng hơn 6 ngàn đơn vị, sau khi mã đã có phiên tăng kịch trần trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, chỉ nên xem đây là một nhịp tăng nhỏ trong một xu hướng giảm khi mã đã liên tục rơi và mất hơn 20% trong nửa tháng qua mà hầu như không có thời gian nghỉ. Ông lớn SAB cũng đã xuất hiện nhịp hồi cách đây 4 phiên và đang rung lắc tại kháng cự ở vùng 272,500-277,500.

ROS hết nằm sàn khi mã đã tiến về mệnh giá 10,000 đồng, song thanh khoản vẫn rất thấp cho thấy kịch bản giá rung lắc tại ngưỡng này đang dần được ủng hộ. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục chiến lược bình quân giá xuống khi lại mua ròng gần 200 ngàn đơn vị. GAB thì vẫn trần, song có giai đoạn lực cầu giá trần bị hấp thụ hoàn toàn. HAIAMD chắc hẳn là điểm nhấn tại nhóm cổ phiếu họ FLC khi bất ngờ bứt phá hơn 4%, đồng thời cho tín hiệu kỹ thuật tích cực dự báo về một nhịp tăng mới. Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.92%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.57%.

Mở cửa: Lực cầu vẫn còn, thị trường mở cửa xanh mướt

Sự tích cực trong tâm lý nhà đầu tư vẫn được duy trì sau phiên bứt phá đầy thuyết phục hôm qua khỏi vùng kháng cự 965-970 điểm. Mặt khác, các yếu tố vĩ mô tích cực cũng góp phần củng cố điều này. Độ rộng thị trường đầu phiên thuộc về bên mua với 171 mã tăng và 118 mã giảm.

Sắc xanh tràn ngập trong rổ VN30 với 22 mã tăng, 4 mã giảm và 4 mã đứng giá,  trong đó có tới 7 mã tiến hơn 1%. Dẫn đầu nhóm là SSIEIB với mức bứt phá hơn 2%. SSI cũng đã có phiên vọt gần 4% vào hôm qua khi diễn biến thị trường tràn đầy sự phấn khởi - một yếu tố tích cực đối với ngành chứng khoán nói riêng và các mã nhóm chứng khoán nói chung. Góc nhìn kỹ thuật của SSI cũng đầy sự lạc quan bởi đã cho tín hiệu xác nhận nhịp tăng trong phiên 10/01/2020 và kháng cự hiện tại ở quanh mốc 19,800 đồng.

Nhóm ngân hàng tiếp tục là động lực chính đằng sau sắc xanh trên thị trường khi không mã nào giảm và con số mã tăng đạt tới 13. CTG, VCB, EIBLPB là những gương mặt tăng hơn 1%, với điểm nhấn nằm ở CTG khi được khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí hầu như không có mấy phản ứng với sự lạc quan hiện tại khi PVD, PVS, BSR, OIL đứng yên tại tham chiếu, POW lùi nhẹ dưới 1%.

Nhóm thép có dấu hiệu giảm nhiệt trong phiên sáng nay khi HSG, NKGHPG chỉ dao động trong biên độ 1%, với sắc đỏ hiện trên mỗi NKG.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.11%. Ngược lại, chế biến thủy sản hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.66%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (51)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường chứng quyền 29/03/2024: Liên tục biến động khó lường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2024, toàn thị trường có 86 mã tăng, 53 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 29/03/2024: Tâm lý lạc quan vẫn hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/03/2024. VN30-Index bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối...

Vietstock Daily 29/03/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn

VN-Index tăng điểm và test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt rung lắc mạnh...

Nhịp đập Thị trường 28/03: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 13 phiên liên tiếp

Chốt phiên 28/03, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, đưa số phiên bán ròng lên 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 9.6 ngàn tỷ đồng. Nhóm này bán mạnh...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 27/03/2024: Sắc xanh quay trở lại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/03/2024, toàn thị trường có 100 mã tăng, 38 mã giảm và 29 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 27/03/2024: Thiếu sự ủng hộ từ dòng tiền

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/03/2024. VN30-Index tăng điểm trong bối cảnh phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) ở chỉ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98