Sẽ thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI kêu lỗ vẫn mở rộng sản xuất

21/01/2020 10:37
21-01-2020 10:37:39+07:00

Sẽ thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI kêu lỗ vẫn mở rộng sản xuất

Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều doanh nghiệp FDI luôn tìm mọi cách để “né “ thuế, giảm thuế, tối đa hóa lợi nhuận. Trong lúc hệ thống pháp luật còn “kẽ hở” cần sửa đổi, bổ sung, cần thiết sớm ban hành Luật Chống chuyển giá. Thời gian tới ngành thuế sẽ thanh tra, kiểm tra thuế các DN FDI có phát sinh lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

* Từ vụ 821 tỉ nợ thuế của Coca-Cola Việt Nam: Chặn các 'ông lớn' trốn thuế

* Tổng cục Thuế nói gì về việc Coca-Cola Việt Nam bị phạt, truy thu thuế hơn 821 tỉ đồng?

Sẽ thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI kêu lỗ vẫn mở rộng sản xuất
Dây chuyền sản xuất bia Heineken.

Ðủ cách né thuế

Liên quan việc Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) liên tiếp “sờ gáy” nhiều “ông lớn” doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) cuối năm 2019 như Coca Cola, Heineken, giới chuyên gia cho rằng, không có gì bất ngờ. Trong suốt nhiều năm, qua các diễn đàn, việc chây ỳ, trốn thuế của các doanh nghiệp này đã được đề cập.

Xác nhận với PV Tiền Phong cuối tuần qua, đại diện truyền thông hai nhãn hàng này ở Việt Nam đều cho biết, bước đầu DN đã tạm nộp số tiền bị truy thu, phạt qua thanh tra. Tuy nhiên, họ chưa đồng thuận với các quyết định trên, đang thực hiện các thủ tục pháp lý theo các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với nước có trụ sở chính của công ty mẹ thuộc hai DN trên.

Trong khi đó, theo ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, thời gian tới sẽ thanh tra, kiểm tra thuế các DN FDI có phát sinh lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Đứng đầu danh sách này là Coca Cola và Heineken.

Coca Cola từng bị Cục Thuế TPHCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách DN có dấu hiệu chuyển giá liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Từ năm 2012 trở về trước, công ty này liên tục kê khai lỗ nhưng vẫn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở các dấu hiệu nghi vấn, Cục Thuế TPHCM đã báo cáo Tổng cục Thuế, liệt công ty này vào diện rủi ro cao để theo dõi, thanh tra.

“Nhiều lần Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã làm việc về vấn đề này. Tuy nhiên, đại diện Coca Cola vẫn trả lời một cách “lấp liếm” bằng việc doanh thu không thể bù lại mức trả chi phí mua nguyên liệu. Công ty này cũng giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám”, ông Minh chia sẻ.

Hiện tại, Việt Nam đã ký kết 75 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 75 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Bùi Quý Thuấn, giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, cách thức chuyển giá phổ biến của các DN FDI là nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, trong khi lại hạ thấp giá xuất khẩu đầu ra để có kết quả tài chính lỗ nhằm không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tại Việt Nam. Việc thanh tra, thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi chuyển giá theo ông Thuấn vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất liên quan đến chống chuyển giá là Nghị định 20/2017/NĐ-CP (NĐ 20) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có hiệu lực từ 1/5/2017. Trong đó, khoản 3, điều 8 của NĐ 20 quy định tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ chỉ được khấu trừ thuế nếu không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ (EBITDA). Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Tuy nhiên, điều khoản này của Nghị định 20 lại gặp phản ứng từ các DN trong nước vốn dựa nhiều vào vay nợ, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có giao dịch liên kết giữa các thành viên. Trong khi đó, các công ty đa quốc gia, DN FDI không có nhiều ý kiến về vấn đề này. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi nâng mức trần lãi vay từ 20 lên 30%.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, qua khảo sát thấy rằng, để nguyên mức 20% thì số lượng DN FDI chịu điều chỉnh của NĐ này khoảng 5,5%, còn nâng lên 30%, con số trên giảm xuống chỉ còn 3,4%, như vậy có nguy cơ để lọt nhiều DN FDI có hành vi trốn thuế hơn.

Cần thiết ban hành Luật Chống chuyển giá

Theo Ths. Bùi Quý Thuấn, ngoài Nghị định 20 đang được nghiên cứu, sửa đổi, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020 với 4 nguyên tắc chống chuyển giá và 8 hành vi bị cấm, trong đó có cấm thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế. Việc này, theo ông Thuấn cần được thực thi nghiêm túc và triệt để mới mong ngăn chặn được phần nào những hành vi chuyển giá, trốn thuế ngày càng lắt léo, tinh vi.

Từ năm 2015, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã thành lập 5 phòng thanh tra giá chuyển nhượng (1 phòng thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục Thuế và 4 phòng thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục Thuế lớn là Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương). Thừa nhận với PV Tiền Phong, đại diện Vụ Thanh tra thuế cho biết, lực lượng này vẫn còn quá mỏng trong khi các tập đoàn đa quốc gia phát sinh giao dịch liên kết có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm và luôn được sự hỗ trợ của các công ty luật, công ty tư vấn, kiểm toán hàng đầu trên thế giới. Chưa kể, ở trong nước, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ, thường xuyên nên hiệu quả chống chuyển giá chưa cao.

Trong thời gian tới, Ths. Bùi Quý Thuấn cho rằng, Việt Nam nên ban hành Luật Chống chuyển giá. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế TNDN mà còn liên quan quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...

Ngoài ra, theo ông Thuấn, cần xây dựng văn bản pháp lý quy định về việc quản lý, định giá đối với trường hợp các dự án đầu tư góp vốn bằng tài sản, máy móc, thiết bị và một số khoản chi phí đặc biệt khác, như chi thuê chuyên gia quản lý nước ngoài, chi sử dụng vốn vay của tổ chức nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành thuế cần tinh giản bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế thực sự chất lượng, hiệu quả. 

Năm 2019, Tổng cục Thuế thanh tra, kiểm tra 503 nghìn hồ sơ khai thuế, qua đó kiến nghị xử lý 62,6 nghìn tỷ đồng; trong đó thu vào ngân sách nhà nước 18,4 nghìn tỷ đồng, chống chuyển giá, giảm lỗ 41,6 nghìn tỷ đồng.

​Nhóm PV Kinh tế

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Năm 2024 Chính phủ lên kế hoạch vay, trả nợ công tối đa 676,057 tỷ đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn...

Tổng cục Thuế: 15,931 cửa hàng đã thực hiện xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, sau gần 4 tháng triển khai, tính đến ngày 02/04/2024, có 15,931/15,935 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc đã...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98