Áp lực tinh giản bộ máy, giảm chi thường xuyên

07/02/2020 14:52
07-02-2020 14:52:00+07:00

Áp lực tinh giản bộ máy, giảm chi thường xuyên

Hầu hết chi thường xuyên là chi cho cho con người nên việc tinh giản biên chế, bộ máy phải có lộ trình và không thể thực hiện nóng vội.

* 'Không dùng ngân sách xử lý doanh nghiệp thua lỗ'

* Năm 2020: TP.HCM phải thu ngân sách 405.828 tỉ đồng

* Thu ngân sách nhà nước sẽ ngày càng khó?

Dù ngành tài chính đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, vẫn còn nhiều thách thức như: cơ cấu thu chi chưa hợp lý, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, chi thường xuyên vẫn gấp 3 lần chi đầu tư, vượt khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối ngân sách nhà nước khó khăn.

Năm 2019, dù lần đầu tiên 63 tỉnh, thành trên cả nước thu đạt, thậm chí vượt dự toán thu NSNN, song vẫn có rất nhiều địa phương thu ít nhưng chi nhiều. Đơn cử như tỉnh Hà Tĩnh, tổng thu NSNN đạt 14.567 tỷ đồng, nhưng tổng chi lên tới 16.017 tỷ đồng. Hay nhiều địa phương hàng năm vẫn phải nhận “viện trợ” từ Trung ương, kể cả nguồn "viện trợ" nước ngoài không hoàn lại như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hà Giang… Bên cạnh đó, nhiều địa phương dù số thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù chi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… hay một số tỉnh miền Tây Nam bộ, hạ tầng còn rất khó khăn.

Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng (Ảnh minh họa: KT)

Lãng phí, thất thoát còn lớn

Bên cạnh thu không đủ bù chi, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cũng đang tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1.316,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên đạt 927.900 tỷ đồng, chiếm tới 70,48% tổng chi; chi đầu tư phát triển 246.700 tỷ đồng, chiếm 18,7%; chi trả nợ lãi 99.300 tỷ đồng, bằng 7,5% tổng chi.

Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, vẫn còn tồn tại trong chi thường xuyên chưa được khắc phục triệt để. Đó là, tại một số địa phương, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm chậm, chưa cân đối được ngân sách, nhất là nơi có số thu ngân sách Nhà nước khó khăn, nguồn thu thấp thì chi thường xuyên vẫn còn cao, nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển rất hạn chế.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc rà soát chính sách chi thường xuyên còn chưa hiệu quả, nhiều chế độ, chính sách còn trùng lặp; chi tiêu ở nhiều cơ quan, đơn vị còn lãng phí, thất thoát. Bên cạnh đó, cơ cấu lại chi thường xuyên hạn chế do chậm đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu kế hoạch.

“Việc đẩy mạnh giảm chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn như: trong tổng chi thường xuyên hiện nay, phần lớn (trên 70%) vẫn là chi cho con người; trong đó một số lĩnh vực như: giáo dục - đào tạo thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều”, PGS. TS Ngô Trí Long nói.

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực chi phải đảm bảo tỷ lệ chi so với tổng chi ngân sách Nhà nước theo quy định của Trung ương, Quốc hội như: chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, y tế; duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng kinh tế như: hệ thống đường bộ, đường sắt... Việc này đã đặt thêm “áp lực” lên nhiệm vụ tinh giản bộ máy và siết các khoản chi không cần thiết.

Theo PGS Ngô Trí Long, chi thường xuyên cần phải tiếp tục tiết giảm, bởi đang chiếm phần lớn trong tổng chi ngân sách, không còn nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, ông Long nhìn nhận, hầu hết chi thường xuyên là chi cho con người nên việc giảm phải có lộ trình và không thể thực hiện nóng vội.

Chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn

Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cũng thừa nhận trong lĩnh vực chi ngân sách Nhà nước vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức…

“Cần giữ nghiêm kỷ luật thu chi ngân sách ở các địa phương, phấn đấu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời về ngân sách mới có nguồn đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán. Đồng thời, Chính phủ cần minh bạch hóa các thông tin liên quan đến kỷ luật tài khóa”, đại diện Vụ Ngân sách nhà nước nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Tài chính, năm 2020 có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Do đó, trong năm 2020, ngành tài chính sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thực hiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước gắn với sắp xếp phù hợp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công, ưu tiên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra, Bộ sẽ thực hiện điều hành và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt, việc kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách Trung ương, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ; giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay cũng sẽ được Bộ Tài chính chú trọng quan tâm./.

Cẩm Tú

VOV





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Năm 2024 Chính phủ lên kế hoạch vay, trả nợ công tối đa 676,057 tỷ đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn...

Tổng cục Thuế: 15,931 cửa hàng đã thực hiện xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, sau gần 4 tháng triển khai, tính đến ngày 02/04/2024, có 15,931/15,935 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc đã...

Nâng mức giảm trừ gia cảnh: Dân mong chờ từng ngày

Người dân, chuyên gia đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để giảm bớt khó khăn của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98